Dinh dưỡng hợp lý là nền tảng sức khỏe đầu đời cho con

0
1069

Theo như nghiên cứu, dinh dưỡng trong thai kỳ rất quan trọng, quyết định sự phát triển thể chất và trí tuệ của bé. Vì vậy, để sinh con khỏe mạnh, trước và trong thời gian mang thai người mẹ cần phải có chế độ dinh dưỡng khi mang thai hợp lí và tốt nhất.

Dinh dưỡng khi mang thai – Tầm quan trọng của dinh dưỡng từ mẹ 

Ăn uống của người mẹ trong thời kỳ có thai là một trong những yếu tố quyết định cho sự phát triển của bào thai, sự tạo sữa trong thời kỳ cho con bú và sự lớn lên của trẻ sau khi được sinh ra. Phụ nữ mang thai có nhu cầu về dinh dưỡng và năng lượng cao hơn so với người bình thường. Vitamin và khoáng chất là các thành phần thiết yếu trong chế độ dinh dưỡng của mẹ bầu.

Đâu là những dưỡng chất quan trọng trong thai kỳ ?

Khi em bé còn đang nằm trong bụng mẹ, dinh dưỡng của bé phụ thuộc hoàn toàn vào dinh dưỡng của người mẹ. Chính vì vậy, mẹ bầu có chế độ dinh dưỡng tốt sẽ giúp bé phát triển khỏe mạnh toàn diện và mẹ cũng có sức đề kháng tốt, đủ sức cho quá trình sinh nở và mau chóng phục hồi sau sinh. Sau đây là một số vitamin và khoáng chất thiết yếu được các chuyên gia khuyến cáo:

Dinh dưỡng khi mang thai
Dinh dưỡng khi mang thai

Omega-3: Omega-3 đóng vai trò quan trọng trong phát triển não và các chức năng của não ở bào thai, ở trẻ em và đặc biệt quan trọng ở phụ nữ mang thai và cho con bú. Trong đó, DHA thiết yếu cho phát triển thị lực, thần kinh ở trẻ. DHA được kết hợp chặt chẽ với mô thần kinh của thai trong tử cung cho đến lúc chào đời. Omega- 3 có chứa trong một số loại cá, hải sản, các loại thịt động vật. Tuy nhiên, hiện nay nhiều thực phẩm chức năng bổ sung vitamin và khoáng chất  như Vital Pregna có chứa sẵn hàm lượng DHA và EPA, Vitamin A, D cần thiết cho phụ nữ mang thai.

Acid folic: Acid folic có vai trò trong cấu tạo, phát triển hệ thống thần kinh của thai nhi. Vì vậy khi bà mẹ thiếu acid folic sẽ ảnh hưởng đến đến cấu tạo, chức năng của hệ thần kinh thai nhi. Hiện nay để phòng chống thiếu máu dinh dưỡng, ở nước ta và nhiều nước trên thế giới khuyến khích phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ từ 15-35 tuổi cần uống thêm viên sắt và acid folic mỗi tuần 1 viên, uống 4 tuần liền trong 1 năm.

Sắt: Tham gia quá trình tạo máu, có nhiều trong thịt màu đỏ, trứng, trong đậu đỗ các loại, vừng lạc và các rau củ màu xanh đậm. Sắt do các thức ăn động vật cung cấp dễ hấp thu hơn nguồn sắt từ các thức ăn thực vật.

Bổ sung Sắt khi mang thai
Bổ sung Sắt khi mang thai

Do nhu cầu sắt của người phụ nữ tăng cao khi mang thai nên khẩu phần hàng ngày không thể đáp ứng được. Vì vậy cần được bổ sung viên sắt (30 – 60 mg sắt nguyên tố/ngày) hoặc viên đa vi chất theo quy định. Tình trạng thiếu sắt dẫn đến thiếu máu ở người mẹ ảnh hưởng đến mức tăng cân của mẹ trong thời gian mang thai cũng như cân nặng của trẻ sơ sinh.

I-ốt: Thiếu i-ốt có thể ảnh hưởng đến phát triển hệ thần kinh của bé yêu, gây sảy thai, dị tật thai nhi. Nhu cầu i-ốt ở phụ nữ có thai là 220 mcg/ngày. Mẹ có thể bổ sung i-ốt bằng các thực phẩm như rong, tảo biển hoặc viên đa vi chất dinh dưỡng có i-ốt.

Vitamin D: Giúp hấp thu, chuyển hóa các chất khoáng cần thiết như canxi, phospho vào cơ thể, khi mang thai nếu cơ thể thiếu vitamin D dễ gây các hậu quả như trẻ còi xương hay trẻ sinh ra bình thường nhưng thóp sẽ lâu liền. Phụ nữ có thai nên bổ sung vitamin D 15 mcg/ngày theo chỉ định.

Vậy, bổ sung các chất như thế nào cho đúng ?

Vitamin và khoáng chất là những yếu tố cần thiết, không thể thiếu đối với cơ thể. Lượng vitamin, khoáng chất cần thiết rất nhỏ và đa số phải đưa từ bên ngoài vào nên được gọi là vi chất dinh dưỡng. Việc cung cấp dưỡng chất từ nguồn thực phẩm thường không đủ, vì thế, có thể bổ sung thêm bằng thuốc hoặc thực phẩm chức năng. Tuy nhiên, thai phụ không nên tự ý mua về sử dụng, cần đi khám thai định kỳ để được bác sĩ thăm khám, tư vấn, hướng dẫn cụ thể và chỉ định sử dụng loại nào phù hợp với tình trạng sức khỏe của mẹ và từng giai đoạn phát triển của thai nhi.

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây