Đối với người bình thường, rau ngót là thực phẩm tốt cho sức khỏe. Nhưng, có nhiều người vẫn thắc mắc không biết bà bầu có nên ăn rau ngót không vì có quan niệm cho rằng nó là tác nhân dẫn đến sẩy thai (bà bầu ăn rau ngót có sao không?).
Như vậy, rau ngót rất tốt cho sức khỏe người bình thường nhưng liệu với những người đang mang thai, rau ngót có thực sự phù hợp khi nó chứa hàm lượng papaverin rất cao?
Tìm hiểu giá trị dinh dưỡng từ rau ngót
Trong Đông y, rau ngót có vị ngọt, tính mát, có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, trừ khí hư, lợi tiểu, nhuận tràng, sát khuẩn, tiêu viêm, bổ huyết, cầm huyết… và nhiều công dụng chữa bệnh khác.
Xét về góc độ dinh dưỡng, rau ngót là một trong những loại rau giàu dưỡng chất hàng đầu vì nó cung cấp một lượng protid rất lớn, gấp hai lần so với các loại rau có màu xanh thẫm và các loại đậu. Trung bình cứ trong 100g protid rau ngót sẽ bao gồm: 3,1g lysine; 2,5g methionine; 1g tryptophane; 4,7g phenylalanine; 6,5g threonine; 3,3g valine; 4,6g leucine và 3,3g isoleucine. Tất cả những loại axit amin này vô cùng thiết yếu đối với các hoạt động trong ngày của cơ thể.
Thêm vào đó, rau ngót cũng rất giàu vitamin C, các vitamin B1, B2, B6…, chất xơ, muối khoáng và các khoáng tố quan trọng khác như canxi, sắt, phốt pho, kali, magiê…
Công dụng khi dùng rau ngót
- Bổ máu: Sau sinh, phụ nữ mất nhiều máu có thể dùng rau ngót để bù lại âm cũng như các chất dịch đã mất. Ngoài ra, rau ngót cũng giúp trị sạch máu dịch hôi sau sinh rất hiệu quả nếu dùng nước uống hàng ngày.
- Giảm huyết áp: Chất papaverin trong rau ngót có tác dụng gây giãn mạch, chống co thắt cơ trơn nên cũng là bài thuốc hạ huyết áp hữu hiệu.
- Chữa táo bón: rau có chứa nhiều chất xơ nên có thể dùng để trị bệnh táo bón rất hiệu quả.
- Ngăn ngừa và điều trị tiểu đường thai kỳ: Rau ngót giúp bù inulin rất tốt, giúp làm chậm quá trình hấp thụ đường và ngăn ngừa tiểu đường rất hiệu quả.
- Trị chảy máu cam: Nước và bã rau ngót có tác dụng trị chứng chảy máu cam rất tốt.
- Tăng lượng sữa mẹ: Nhờ nguồn dinh dưỡng dồi dào với các dưỡng chất quan trọng, đặc biệt là chất béo nên rau ngót luôn là thực phẩm hàng đầu giúp kích thích việc tạo sữa.
- Giảm cân: Rau ngót vốn sinh nhiệt thấp (100g rau sinh 36 lalori), ít gluxit nhưng lại cung cấp một lượng protein thực vật khá cao nên phù hợp cho những người muốn duy trì cân nặng.
- Trị nám da: Người bị nám da có thể dùng nước ép rau ngót uống hàng ngày để cải thiện tình trạng.
Tuy vậy, bà bầu vẫn nên xem xét trước khi dùng rau ngót.
Bà bầu ăn rau ngót có sao không ?
Có nhiều câu hỏi đặt ra quanh chuyện bà bầu có nên ăn rau ngót không? Chúng ta hãy cùng tìm hiểu nhé.
– Làm mất ngủ: Rau ngót có thể khiến mẹ bầu mất ngủ, giảm vị giác và khó thở.
– Gây sảy thai: Trong rau ngót, hàm lượng papaverin rất cao. Đây là chất kích thích hoạt động co thắt tử cung và đó là một rủi ro rất lớn có thể dẫn đến sẩy thai hoặc sinh non. Đó là lý do vì sao rau ngót được dân gian sử dụng như bài thuốc thải trừ nhau thai. Theo đó, chỉ cần sau khi uống 100ml nước cốt rau ngót, sau khoảng 20-30 phút, nhau thai sẽ ra hoàn toàn. Chính vì vậy, dân gian rất cận thận khi cho bà bầu dùng rau ngót, đặc biệt là vào 3 tháng đầu và 3 tháng cuối thai kỳ.
– Cản trợ sự hấp thụ canxi và phốt pho: Trong thai kỳ, bà bầu rất cần canxi để thai nhi phát triển khung xương cơ bản. Trong khi đó, rau ngót trong quá trình trao đổi chất sẽ sinh ra glucocorticoid, một chất gây cản trở quá trình hấp thụ canxi và phốt pho.
Tóm lại, rau ngót mang thao nhiều mối nguy đối với sức khỏe mẹ bầu và thai nhi. Vì thế, chỉ nên dùng rau ngót vào giai đoạn giữa thai kỳ khi thai nhi đủ khỏe mạnh và chỉ dùng với một lượng rất ít. Trước khi chế biến cũng nên vò kỹ và nấu chín để tránh những “tác dụng phụ” khác nhé.