Bà bầu mắc tiểu đường thai kỳ nên tránh gì?

0
999

Một chế độ dinh dưỡng không hợp lý là điều kiện dẫn đến chứng tiểu đường thai kỳ. Khi gặp tình trạng này, bác sĩ sẽ có những yêu cầu rất nghiêm ngặt về chế độ dinh dưỡng cho bà bầu. Vậy trong giai đoạn tiểu đường thai kỳ nên tránh gì? Những loại quả nào nên ăn tránh ăn khi mắc tiểu đường thai kỳ?

1. Vì sao cần kiểm soát dinh dưỡng ở người tiểu đường thai kỳ?

Hàm lượng đường trong máu tăng cao sẽ dẫn đến rất nhiều nguy hại cho sức khỏe của người mẹ và cả sự phát triển thai nhi. Phụ nữ mang thai đặc biệt là những người mắc chứng tiểu đường thai kỳ là có xu hướng nhanh đói và thèm đồ ngọt hơn bình thường. Nếu không kiểm soát được lượng đường đưa vào cơ thể, nồng độ glucose huyết tương tăng cao dẫn đến huyết áp cũng tăng cao cực kỳ ảnh hưởng đến người mẹ

Về lâu dài thì tiểu đường thai kỳ gây sinh non, tăng khả năng mắc tiền sản giật, hậu sản. Có một nghiên cứu chỉ ra rằng 80% phụ nữ mắc tiểu đường thai kỳ có thể kiểm soát được tình trạng bệnh thông qua kiểm soát dinh dưỡng.

Nguyên tắc xây dựng chế độ ăn cho phụ nữ mắc tiểu đường thai kỳ

– Hạn chế thực phẩm chứa đường, tinh bột vì các chất này sẽ phá vỡ cân bằng đường huyết do insulin trong cơ thể không thể chuyển hóa đường trong máu

– Kiểm soát hàm lượng đạm

– Tăng cường rau củ, trái cây trong thực đơn. Hạn chế các món chiên, xào, nên ăn rau củ luộc

– Ăn đúng giờ, không bỏ bữa, chia nhỏ bữa ăn, tránh ăn quá nhiều 1 lúc

2. Tiểu đường thai kỳ nên tránh gì?

tieu-duong-thai-ky-can-tranh-nhung-mon-gi
Tiểu đường thai kỳ cần tránh những món gì?

Những loại thực phẩm bà bầu nên tránh khi mắc tiểu đường

– Thực phẩm gây tăng đường huyết nhanh như đồ ngọt, tinh bột

– Thực phẩm chế biến sẵn: đồ ăn đóng hộp, thức ăn nhanh

– Hạn chế thức ăn mặn, lượng natri đưa vào cơ thể chỉ <6g/ngày

– Món ăn giàu chất béo: lòng đỏ trứng, bơ, các món chiên, rán, mỡ động vật, …

– Không đồ uống đóng chai, đồ uống chứa cồn.

3. Có phải tiểu đường thai kỳ chỉ ăn được 1 số loại trái cây?

Nhiều mẹ bầu cho rằng với việc kiểm soát chế độ dinh dưỡng dành riêng cho người tiểu đường thì trái cây cũng chỉ ăn được 1 số loại quả. Tuy nhiên theo các chuyên gia dinh dưỡng thì trái cây ngay cả trái cây có vị ngọt dù có hàm lượng đường cao nhưng chủ yếu là đường tự nhiên, dễ chuyển hóa. Việc hạn chế ăn trái cây ở người tiểu đường thai kỳ áp dụng trên 1 số loại trái cây chỉ định và tùy vào tình trạng của từng bà bầu.

Tiểu đường thai kỳ ăn ổi được không?

tieu-duong-thai-ky-an-oi-duoc-khong
Tiểu đường thai kỳ ăn ổi được không?

Ổi là loại trái cây có vị ngọt thanh, có tác dụng trong việc hỗ trợ điều trị tiểu đường ở phụ nữ mang thai. Ăn ổi mỗi ngày có tác dụng ngăn chặn đường huyết tăng cao, giảm tính kháng insulin vì có hoạt tính ức chế men protein tyrosine phosphatase 1B có tác dụng hiệu quả trong việc điều trị bệnh tiểu đường type 2.

Lượng ổi vừa đủ với phụ nữ mang thai có thể ăn trong ngày là 140g, chia làm 2 bữa và nên ăn trong bữa phụ thay vì ăn ngay sau bữa ăn chính. Mỗi bữa ăn cần cách nhau khoảng 6 tiếng để cơ thể kịp thời tiêu hóa. 

Việc ăn nhiều ổi không có tác hại làm hàm lượng đường tăng cao nhưng do trong ổi có tamin – đây là chất khó tiêu hóa, dễ dẫn đến đầy hơi, khó tiêu, chán ăn thậm chí táo bón nếu ăn nhiều. Chính vì vậy mà mẹ bầu không nên ăn quá nhiều ổi trong ngày.

Tiểu đường thai kỳ ăn dứa được không?

Trong trái dứa có chứa hàm lượng đường saccharose và glucose nên khi ăn nhiều dứa có thể làm tăng hàm lượng đường trong máu. Nếu mẹ bầu muốn ăn loại trái cây này thì cần kiểm soát ăn không quá nửa trái/lần để không làm tăng đường quá nhiều đồng thời không làm rát lưỡi. Đặc biệt hạn chế uống nước ép dứa vì trong nước ép có hàm lượng đường rất cao

tieu-duong-thai-ky-an-dua-duoc-khong
Tiểu đường thai kỳ ăn dứa được không?

Tiểu đường thai kỳ uống nước mía được không?

Nước mía được xếp vào một trong số các loại nước nên uống khi mang bầu để giúp con sinh ra khỏe mạnh, thông minh, xinh xắn. Tuy nhiên với bà bầu đang mắc tiểu đường thai kỳ thì nên hạn chế uống nước mía do lượng đường trong nước mía rất cao. Theo nghiên cứu trong 240ml nước mía có đến 50g đường tương đương với khoảng 12 muỗng cà phê đường, cao hơn nhiều so với khuyến cáo lượng đường có thể nạp tối đa vào cơ thể.

Chính vì lượng đường quá cao trong nước mía mà mẹ bầu đang mắc chứng tiểu đường thai kỳ hoặc có dấu hiệu tiểu đường thì không nên uống nước mía để tránh làm tiến triển bệnh nặng hơn.

Tiểu đường thai kỳ uống nước cam được không?

Nước cam rất tốt cho sức khỏe và được khuyên nên bổ sung mỗi ngày, nhất là với phụ nữ mang thai thì càng nên bổ sung loại thức uống này. Còn với phụ nữ đang gặp vấn đề tiểu đường thai kỳ vẫn có thể uống nước cam nhưng cần tuân thủ 1 số điều dưới đây:

– Không nên uống nước cam sau khi vừa ăn sáng xong

– Không uống nước cam vào buổi tối vì dễ làm mất ngủ

– Hạn chế uống nước cam nếu mắc tiểu đường thai kỳ và gặp các bệnh về dạ dày, đại tràng

– Nếu đang trong thời gian bị tiêu chảy không nên uống nước cam

– Uống nước cam sau ăn 1 – 2 tiếng

Với các bà bầu đang gặp vấn đề tiểu đường thai kỳ thì việc quan trọng nhất chính là hạn chế đường, tinh bột nhưng vẫn cần đầy đủ dinh dưỡng đảm bảo cho sự phát triển của em bé trong bụng. Chính vì vậy mà mẹ có thể tìm kiếm 1 số loại thực phẩm, rau củ hàm lượng đường thấp để ăn, uống thay thế cho các loại trái cây nên kiêng ăn.

Bài viết liên quan 

>>> Nên thử tiểu đường thai kỳ ở đâu

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây