Phụ nữ mang thai ăn măng được không ?

0
1198

Đã từ lâu, măng là thực phẩm có chủ yếu ở các nước Châu Á. Trong măng chứa hàm lượng protein, vitamin và chất xơ rất phong phú. Tuy nhiên, bên cạnh giá trị dinh dưỡng thì măng còn chứa nhiều độc tố gây hại. Vậy mang thai ăn măng được không? Chúng ta hãy cùng tìm hiểu trong bài viết này nhé!

Tìm hiểu giá trị dinh dưỡng có trong măng ?

Măng là món ăn phổ biến ở nước ta. Bạn có thể mua nó ở nhiều nơi với nhiều dạng như măng tươi, măng khô, măng đóng hộp…

Măng tươi có giá trị dinh dưỡng cao. Ngoài 91% là nước, măng tươi có một lượng thiamine, miacin, vitamin A, B6 và E tốt cho sức khỏe. Chúng còn chứa chất xơ và phytosterol cao giúp giảm chất béo và cholescherol. Chất xơ này điều chỉnh huyết áp, giúp điều trị béo phì và một số bệnh ung thư.

Công dụng khi ăn măng

  • Ức chế béo phì gây ra chất béo cao.
  • Chất xơ trong măng có đặc tính prebiotic điều chỉnh hệ vi sinh vật đường ruột. Đồng thời giúp cải thiện quá trình trao đổi chất.
  • Ức chế tăng cân so với các loại thực phẩm khác.
  • Lignin trong măng được chuyên gia nhận định là có đặc tính chống ung thư.
  • Tăng cường sức khỏe tim mạch.
  • Ngăn ngừa nguy cơ bệnh tiểu đường.
  • Giúp chữa lành vết thương.
  • Các nghiên cứu còn chỉ ra rằng, ăn măng giúp cải thiện sức khỏe sinh sản ở phụ nữ. Dân gian dùng măng để điều trị kinh nguyệt không đều, giảm chảy máu nặng sau sinh.
Mang thai ăn măng được không
Mang thai ăn măng được không

Mang thai ăn măng được không ?

Muốn biết bà bầu ăn măng được không thì chúng ta cần phải tìm hiểu những độc tố có trong măng. Trong măng tươi có chứa khá nhiều độc tố, nguy hiểm nhất là xyanide. Dưới tác động của enzym đường tiêu hóa, xyanide biến thành acid xyanhdric (HCN) gây hại cho cơ thể. Với liểu 50-60g (khoảng 200g măng tươi chưa luộc) HCN có thể gây chết người. Nó sẽ bắt đầu với các triệu chứng như: khó thở, mất tri giác, liệt cơ, co giật…

Bà bầu có thể ăn măng nhưng cần hạn chế

Cho dù măng có giá trị dinh dưỡng cao nhưng vẫn chứa độc tố nguy hiểm. Trên thực tế, đã có nhiều mẹ bầu bị ngộ độc dẫn đến đau đầu, nôn ói nghiêm trọng. Thậm chí có nhiều trường hợp tử vong. Đến nay vẫn chưa có công trình nào chứng minh mẹ bầu ăn măng dẫn đến nhiễm độc ở thai nhi. Thế nhưng các chuyên gia khuyến cáo mẹ bầu không nên ăn măng, đặc biệt là măng tươi.

Giai đoạn đầu khi mang thai, mẹ bầu ốm nghén nên cơ thể không ăn được nhiều. Nếu thai phụ ăn măng thì chất xơ trong măng sẽ gây đầy hơi, no lâu, khó chịu. Độc tố xyanide trong măng tươi còn tác động lên chuỗi hô hấp làm bất hoạt các enzym sắt. Điều đó khiến mẹ bầu thiếu oxy, gây ra tình trạng thiếu máu.

Bên cạnh măng tươi, mẹ bầu cũng không nên ăn măng chua, măng ngâm ớt.

Có nên ăn măng khi mang thai không ?
Có nên ăn măng khi mang thai không ?

Cách chế biến để bà bầu có thể ăn măng

Bà bầu vẫn có thể ăn măng nhưng với một lượng ít và chú ý quá trình chế biến. Điều này nhằm đảm bảo sức khỏe cho cả mẹ và bé. Khi mua măng về, mẹ bầu nên ngâm nước muối và rửa sạch với nước nhiều lần. Sau đó bạn nên luộc kỹ măng ít nhất ba lần trước khi chế biến món ăn.

Lưu ý khi luộc măng phải mở vung để độc tố trong măng bay đi. Điều đó giúp giảm thiểu xyanide có trong măng. Mẹ bầu tuyệt đối không sử dụng nước luộc măng vì nó chứa nhiều độc tố gây hại. Các mẹ bầu nên chú ý là chỉ ăn măng nhiều nhất 2 lần trong tháng. Mỗi lần ăn chỉ khoảng 200-300g, không nên ăn thường xuyên.

Mách mẹ cách nhận biết măng ngâm hóa chất

  • Mùi hương: măng thường có mùi thơm đặc trưng. Măng ngâm hóa chất sẽ có mùi khen khét do ngâm trong lưu huỳnh.
  • Màu sắc: măng ngâm hóa chất thường trắng toát hoặc ngả vàng do màu thực phẩm. Còn măng ngâm muối thường xỉn màu và hơi thâm.
  • Độ bóng: măng thường nhìn xơ hơn. Trong khi măng ngâm hóa chất thường có độ bóng bắt mắt, không bị các đốm thâm, mốc.
  • Độ giòn: măng ngâm muối thường dai và dẻo, còn măng ngâm hóa chất sẽ giòn và dễ gãy.

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây