Chiều cao, cân nặng đạt chuẩn là thước đo sự phát triển của bé, bất kì ông bố, bà mẹ nào cũng mong muốn con có tầm vóc cao lớn. Tham khảo ngay bảng chiều cao cân nặng trẻ em chuẩn WHO để biết bé có đang phát triển bình thường hay không ba mẹ nhé.
1. Sự phát triển chiều cao, cân nặng của trẻ sơ sinh
Trẻ sơ sinh khi được sinh ra, cân nặng chỉ từ 1,7kg – gần 4kg, đây là mức cân nặng phổ biến. Sau khi ra khỏi cơ thể mẹ, trẻ có sự thay đổi nhanh chóng cả về cân nặng lẫn chiều cao. Trong 4 ngày đầu tiên khi ra ngoài, cân nặng của trẻ sơ sinh có thể giảm xuống khoảng 5 – 10% so với lúc mới sinh do cơ thể bé mất nước và dịch cơ thể. Suốt 3 tháng đầu đời, mỗi ngày bé tăng khoảng 15 – 28g, đến tuần tuổi thứ 2 thì có thể đạt mức cân nặng như lúc vừa sinh ra. Từ 3 – 6 tháng tuổi, cứ mỗi 2 tuần trẻ tăng lên khoảng 225g và đến khi bé đủ 6 tháng tuổi, nếu tăng cân chuẩn thì có thể gấp đôi cân nặng lúc được sinh ra.
Giai đoạn bé từ 7 – 12 tháng tuổi, mỗi tháng con có thể tăng 500g, nếu mẹ cho bé bú mẹ hoàn toàn trong độ tuổi này thì có thể cân nặng trẻ sẽ tăng chậm hơn vì cơ thể bé bắt đầu vận động nhiều hơn. Các hoạt động như bò, trườn, tập đi, tập nói, … sẽ tiêu tốn khá nhiều năng lượng. Trong năm đầu tiên này, trẻ có thể đạt đến cân nặng gấp gần 3 lần khi vừa mới chào đời, chiều cao cũng có thể đạt đến mức 75cm tương đương với tăng 25cm khi bé được 1 tuổi.
Từ năm 2 tuổi trở đi, mỗi năm trẻ có thể cao thêm 10cm và đến năm 10 tuổi thì mỗi năm tăng thêm 5cm về chiều cao. Mẹ sẽ thấy cân nặng và chiều cao của trẻ sẽ tăng chậm lại khi con lớn dần lên. Ở độ tuổi dậy thì, chiều cao mỗi năm sẽ tăng khoảng 1 – 2cm thậm chí có nhiều bạn không tăng thêm được chiều cao. Đến khoảng 23 – 25 tuổi, chiều cao sẽ không tăng thêm nữa. Do vậy việc tăng chiều cao của con nên được chú trọng vào giai đoạn tiền dậy thì, đặc biệt là khi trẻ 2 – 3 tuổi.
2. Bảng chiều cao cân nặng trẻ em chuẩn WHO
Bảng chiều cao cân nặng bé gái
Tháng tuổi | Cân nặng (kg) | Chiều cao (cm) | ||||||
Suy dinh dưỡng | Nguy cơ SDD | Bình thường | Nguy cơ béo phì | Béo phì | Giới hạn dưới | Bình thường | Giới hạn trên | |
Bé gái 0 – 12 tháng tuổi | ||||||||
0 | 2.4 | 2.8 | 3.2 | 3.7 | 4.2 | 45.4 | 49.1 | 52.9 |
1 | 3.2 | 3.6 | 4.2 | 4.8 | 5.4 | 49.8 | 53.7 | 57.6 |
2 | 4.0 | 4.5 | 5.1 | 5.9 | 6.5 | 53.0 | 57.1 | 61.1 |
3 | 4.6 | 5.1 | 5.8 | 6.7 | 7.4 | 55.6 | 59.8 | 64.0 |
4 | 5.1 | 5.6 | 6.4 | 7.3 | 8.1 | 57.8 | 62.1 | 66.4 |
5 | 5.5 | 6.1 | 6.9 | 7.8 | 8.7 | 59.6 | 64.0 | 68.5 |
6 | 5.8 | 6.4 | 7.3 | 8.3 | 9.2 | 61.2 | 65.7 | 70.3 |
7 | 6.1 | 6.7 | 7.6 | 8.7 | 9.6 | 62.7 | 67.3 | 71.9 |
8 | 6.3 | 7.0 | 7.9 | 9.0 | 10.0 | 64.0 | 68.7 | 73.5 |
9 | 6.6 | 7.3 | 8.2 | 9.3 | 10.4 | 65.3 | 70.1 | 75.0 |
10 | 6.8 | 7.5 | 8.5 | 9.6 | 10.7 | 66.5 | 71.5 | 76.4 |
11 | 7.0 | 7.7 | 8.7 | 9.9 | 11.0 | 67.7 | 72.8 | 77.8 |
12 | 7.1 | 7.9 | 8.9 | 10.2 | 11.3 | 68.9 | 74.0 | 79.2 |
Bé gái 13 – 24 tháng tuổi | ||||||||
13 | 7.3 | 8.1 | 9.2 | 10.4 | 11.6 | 70.0 | 75.2 | 80.5 |
14 | 7.5 | 8.3 | 9.4 | 10.7 | 11.9 | 71.0 | 76.4 | 81.7 |
15 | 7.7 | 8.5 | 9.6 | 10.9 | 12.2 | 72.0 | 77.5 | 83.0 |
16 | 7.8 | 8.7 | 9.8 | 11.2 | 12.5 | 73.0 | 78.6 | 84.2 |
17 | 8.0 | 8.8 | 10.0 | 11.4 | 12.7 | 74.0 | 79.7 | 85.4 |
18 | 8.2 | 9.0 | 10.2 | 11.6 | 13.0 | 74.9 | 80.7 | 86.5 |
19 | 8.3 | 9.2 | 10.4 | 11.9 | 13.3 | 75.8 | 81.7 | 87.6 |
20 | 8.5 | 9.4 | 10.6 | 12.1 | 13.5 | 76.7 | 82.7 | 88.7 |
21 | 8.7 | 9.6 | 10.9 | 12.4 | 13.8 | 77.5 | 83.7 | 89.8 |
22 | 8.8 | 9.8 | 11.1 | 12.6 | 14.1 | 78.4 | 84.6 | 90.8 |
23 | 9.0 | 9.9 | 11.3 | 12.8 | 14.3 | 79.2 | 85.5 | 91.9 |
24 | 9.2 | 10.1 | 11.5 | 13.1 | 14.6 | 80.0 | 86.4 | 92.9 |
Bé gái 2 – 5 tuổi | ||||||||
30 | 10.1 | 11.2 | 12.7 | 14.5 | 16.2 | 83.6 | 90.7 | 97.7 |
36 | 11.0 | 12.1 | 13.9 | 15.9 | 17.8 | 87.4 | 95.1 | 102.7 |
42 | 11.8 | 13.1 | 15.0 | 17.3 | 19.5 | 90.9 | 99.0 | 107.2 |
48 | 12.5 | 14.0 | 16.1 | 18.6 | 21.1 | 94.1 | 102.7 | 111.3 |
54 | 13.2 | 14.8 | 17.2 | 20.0 | 22.8 | 97.1 | 106.2 | 115.2 |
60 | 14.0 | 15.7 | 18.2 | 21.3 | 24.4 | 99.9 | 109.4 | 118.9 |
Bảng chiều cao cân nặng bé trai
Tháng tuổi | Cân nặng (kg) | Chiều cao (cm) | ||||||
Suy dinh dưỡng | Nguy cơ SDD | Bình thường | Nguy cơ béo phì | Béo phì | Giới hạn dưới | Bình thường | Giới hạn trên | |
Bé trai 0 – 12 tháng tuổi | ||||||||
0 | 2.5 | 2.9 | 3.3 | 3.9 | 4.3 | 46.3 | 47.9 | 49.9 |
1 | 3.4 | 3.9 | 4.5 | 5.1 | 5.7 | 51.1 | 52.7 | 54.7 |
2 | 4.4 | 4.9 | 5.6 | 6.3 | 7.0 | 54.7 | 56.4 | 58.4 |
3 | 5.1 | 5.6 | 6.4 | 7.2 | 7.9 | 57.6 | 59.3 | 61.4 |
4 | 5.6 | 6.2 | 7.0 | 7.9 | 8.6 | 60.0 | 61.7 | 63.9 |
5 | 6.1 | 6.7 | 7.5 | 8.4 | 9.2 | 61.9 | 63.7 | 65.9 |
6 | 6.4 | 7.1 | 7.9 | 8.9 | 9.7 | 63.6 | 65.4 | 67.6 |
7 | 6.7 | 7.4 | 8.3 | 9.3 | 10.2 | 65.1 | 66.9 | 69.2 |
8 | 7.0 | 7.7 | 8.6 | 9.6 | 10.5 | 66.5 | 68.3 | 70.6 |
9 | 7.2 | 7.9 | 8.9 | 10.0 | 10.9 | 67.7 | 69.6 | 72.0 |
10 | 7.5 | 8.2 | 9.2 | 10.3 | 11.2 | 69.0 | 70.9 | 73.3 |
11 | 7.7 | 8.4 | 9.4 | 10.5 | 11.5 | 70.2 | 72.1 | 74.5 |
12 | 7.8 | 8.6 | 9.6 | 10.8 | 11.8 | 71.3 | 73.3 | 75.7 |
Bé trai 13 – 24 tháng tuổi | ||||||||
13 | 8.0 | 8.8 | 9.9 | 11.1 | 12.1 | 72.4 | 74.4 | 76.9 |
14 | 8.2 | 9.0 | 10.1 | 11.3 | 12.4 | 73.4 | 75.5 | 78.0 |
15 | 8.4 | 9.2 | 10.3 | 11.6 | 12.7 | 74.4 | 76.5 | 79.1 |
16 | 8.5 | 9.4 | 10.5 | 11.8 | 12.9 | 75.4 | 77.5 | 80.2 |
17 | 8.7 | 9.6 | 10.7 | 12.0 | 13.2 | 76.3 | 78.5 | 81.2 |
18 | 8.9 | 9.7 | 10.9 | 12.3 | 13.5 | 77.2 | 79.5 | 82.3 |
19 | 9.0 | 9.9 | 11.1 | 12.5 | 13.7 | 78.1 | 80.4 | 83.2 |
20 | 9.2 | 10.1 | 11.3 | 12.7 | 14.0 | 78.9 | 81.3 | 84.2 |
21 | 9.3 | 10.3 | 11.5 | 13.0 | 14.3 | 79.7 | 82.2 | 85.1 |
22 | 9.5 | 10.5 | 11.8 | 13.2 | 14.5 | 80.5 | 83.0 | 86.0 |
23 | 9.7 | 10.6 | 12.0 | 13.4 | 14.8 | 81.3 | 83.8 | 86.9 |
24 | 9.8 | 10.8 | 12.2 | 13.7 | 15.1 | 82.1 | 84.6 | 87.8 |
Bé trai 2 – 5 tuổi | ||||||||
30 | 10.7 | 11.8 | 13.3 | 15.0 | 16.6 | 85.5 | 88.4 | 91.9 |
36 | 11.4 | 12.7 | 14.3 | 16.3 | 18.0 | 89.1 | 92.2 | 96.1 |
42 | 12.2 | 13.5 | 15.3 | 17.5 | 19.4 | 92.4 | 95.7 | 99.9 |
48 | 12.9 | 14.3 | 16.3 | 18.7 | 20.9 | 95.4 | 99.0 | 103.3 |
54 | 13.6 | 15.2 | 17.3 | 19.9 | 22.3 | 98.4 | 102.1 | 106.7 |
60 | 14.3 | 16.0 | 18.3 | 21.1 | 23.8 | 101.2 | 105.2 | 110.0 |
3. Nguyên tắc đo chiều cao, cân nặng cho bé
Đo chiều cao trẻ dưới 2 tuổi
– Để bé nằm ngửa trên thước nếu thước đủ lớn sao cho đầu của bé chạm vào 1 vạch gốc trên thước
– Một người giữ cho đầu bé cố định
– Một người giữ cho 2 chân bé duỗi thẳng, đọc chỉ số dưới chân để biết chiều cao của con
Ngoài cách đo này, nếu gia đình không có thước lớn, mẹ có thể dùng thanh gỗ vạch điểm đầu và điểm chân của bé và tính chiều cao trên thanh gỗ đó.
Đo chiều cao trẻ trên 2 tuổi
– Gia đình sử dụng thước đo cố định trên tường để đo chiều cao cho bé
– Vạch số 0 sát với sàn nhà
– Mẹ cho bé đứng thẳng lưng, đi chân không, lưng, 2 vai, mông, bắp chân, gót chân áp sát vào tường
– Mắt nhìn thẳng phía trước, 2 tay buông thẳng theo chỉ quần
– Dùng bảng gỗ đo đến đỉnh đầu để xác định số đo của trẻ
Nguyên tắc đo cân nặng cho trẻ
– Mẹ sử dụng cân điện tử hoặc cân lòng máng có độ chuẩn cao để đo được cân nặng của bé chính xác nhất.
– Khi thực hiện cân cho bé, cần chọn vị trí ánh sáng tốt, thoáng mát về mùa hè, kín gió vào mùa đông, đặt cân ở khu vực bằng phẳng, tránh cập kênh hoặc tránh đặt ở nơi chông chênh dễ ngã
– Chỉnh cân về vị trí số 0 cân bằng ở chính giữa nếu là cân đồng hồ
– Thời điểm cân chính xác: tốt nhất là vào buổi sáng, khi vừa ngủ dậy, sau khi bé đi tiểu tiện, vẫn chưa ăn gì.
– Ba mẹ để con mặc đồ vừa phải, không quá dày, bỏ giày dép, mũ nón, để con nằm yên, không giãy đạp
– Đối với cân đồng hồ thì mẹ cần đợi kim cân ổn định rồi mới ghi nhận số cân nặng của con. Còn với cân điện tử thì số cân sẽ được hiển thị bằng số trên màn hình.
4. Các yếu tố ảnh hưởng đến chiều cao, cân nặng của trẻ
Sau khi kiểm tra câng nặng và chiều cao của con, rất nhiều ông bố bà mẹ lo lắng vì con không đạt cân nặng chuẩn, không đạt chiều cao trung bình. Có 5 yếu tố ảnh hưởng rất lớn đến chiều cao và cân nặng của bé.
Gen di truyền
Đây là yếu tố rất quan trọng quyết định chiều cao của trẻ và theo nghiên cứu thì gen di truyền tác động đến khoảng 23% chiều cao của con trong tương lai. Yếu tố nhóm máu, lượng mỡ thừa cơ thể và cân nặng của bố mẹ cũng tác động không nhỏ đến sự phát triển thể chất của trẻ. Nghiên cứu này đăng trên trên tạp chí Sinh học ở người tại Mỹ (American Journal of Human Biology).
Yếu tố dinh dưỡng và môi trường sống
Theo nghiên cứu của Đại học Liên hợp quốc tại Tokyo, Nhật Bản, yếu tố môi trường bên ngoài như dinh dưỡng là điều rất quan trọng đối với sự phát triển thể chất của trẻ. Với chiều cao của trẻ, dinh dưỡng trong 2 năm đầu đời có thể quyết định 80% chiều cao trong tương lai của con. Còn vấn đề cân nặng mẹ có thể cải thiện bằng chế độ ăn hàng ngày cho con.
>>> Tâm lý chồng khi vợ mang thai như thế nào?
Canxi là dưỡng chất cực kỳ quan trọng trong chế độ dinh dưỡng của trẻ. Với trẻ bị suy dinh dưỡng có thể làm chậm quá trình phát triển cả về thể chất. Nó không chỉ tác động nhiều đến mật độ xương và độ chắc khỏe của răng, kích thước các cơ quan trong cơ thể mà còn làm trì hoãn khả năng phát triển của trẻ ở tuổi dậy thì và tiền dậy thì.
Các yếu tố về môi trường như khí hậu, nhiệt độ, tỉ lệ khói bụi mà mức độ ô nhiễm môi trường, … cũng sẽ tác động đến sự phát triển về cân nặng, chiều cao của bé.
Sức khỏe của mẹ trong giai đoạn mang thai và sau sinh
Ngay khi bước vào quá trình mang thai, bác sĩ luôn khuyến cáo mẹ bầu ăn uống đầy đủ dinh dưỡng, giữ gìn sức khỏe trong suốt thời gian mang thai và cả khi cho con bú để không ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ. Nghiên cứu cho thấy mẹ bầu thường xuyên gặp căng thẳng có khả năng tác động đến sức khỏe tinh thần, phát triển trí tuệ và đặc biệt làm chậm quá trình phát triển kỹ năng vận động (khả năng điều khiển chân tay) ở trẻ nhỏ.
Các bệnh lý
Theo một nghiên cứu được đăng tải trên tạp chí y khoa Hoa Kỳ nổi tiếng mang tên Tạp chí Hiệp hội Y khoa Quốc gia vào tháng 1/2000, trẻ em có tiền sử mắc bệnh lý nghiêm trọng như thiếu máu hồng cầu hình liềm từ 8 – 19 tuổi thường thấp bé, nhẹ cân hơn rất nhiều so với trẻ khỏe mạnh. Vậy nên với trẻ có mắc các bệnh mãn tính thì thường cơ thể sẽ gặp phải vấn đề về phát triển thể chất.
Tập luyện thể thao
Rèn luyện thể dục thể thao mỗi ngày là cách để bé khỏe đồng thời có 1 số môn thể thao giúp trẻ tiếp tục phát triển chiều cao như bơi lội, bóng rổ, … Ngay từ nhỏ ba mẹ đã có thể cho con tham gia các môn thể thao này để tăng khả năng phát triển tầm vóc cho sau này.
Trên đây là bảng chiều cao, cân nặng của trẻ theo chuẩn WHO và các yếu tố tác động đến chỉ số này ở trẻ. Mẹ đừng quên bổ sung đầy đủ dinh dưỡng cho bé để bé có tiền đề cho sự phát triển cơ thể trong độ tuổi trước dậy thì và tuổi dậy thì.