Mẹ căng tức bụng khi mang thai 3 tháng đầu có nguy hiểm gì không ?

0
1328

Việc căng tức bụng khi mang thai 3 tháng đầu được chia thành 2 loại là căng tức bụng phía trên và căng tức bụng phía dưới khiến nhiều mẹ bầu cảm thấy lo lắng và khó chịu. Vậy, đây có phải dấu hiệu bình thường không và căng tức bụng như thế nào là nguy hiểm ?

Giai đoạn mang thai 3 tháng đầu là mốc thời gian rất nhạy cảm đối với các mẹ. Trên thực tế, tất cả các dấu hiệu căng tức bụng khi mang thai đều khiến mẹ lo lắng và đều có thể tiềm ẩn những nguy hiểm trong đó.

  1. Căng tức bụng dưới thời kì mang thai 3 tháng đầu tiên

Với 3 tháng đầu tiên thì hiện tượng căng tức bụng dưới, bụng dưới đau lâm râm là hiện tượng bình thường. Điều này có thể lý giải như sau: khi trứng được thụ tinh và di chuyển vào tử cung làm tổ sẽ gây nên những thay đổi, chính vì vậy xuất hiện các cơn đau lâm râm, bụng căng tức giống như mẹ đang đến tháng. Hiện tượng đau bụng này kéo dài 2 – 3 ngày, không tăng lên cũng không giảm đi và trong thời gian 3 tháng đầu của thai kỳ cũng sẽ thỉnh thoảng xuất hiện.

Mang thai 3 tháng đầu
Mang thai 3 tháng đầu

Căng tức bụng khi mang thai 3 tháng đầu nguy hiểm khi:

Tại thời điểm 3 tháng đầu mang thai thì các hiện tượng đau bụng lâm râm, căng tức là bình thường nhưng khi có những dấu hiệu sau đây thì các mẹ lưu ý cần phải đi gặp bác sĩ ngay bởi có thể là những dấu hiệu nguy hiểm cho thai nhi:

– Bụng dưới quặn đau dữ dội kèm theo máu đen như bã cà phê, buồn nôn, ói mửa, người choáng váng, mệt mỏi, ngất xỉu. Đây có thể là những dấu hiệu mẹ đang mang thai ngoài tử cung rất nguy hiểm.

– Dấu hiệu căng tức, đau không giảm, đặc biệt là bụng cuộn đau từng cơn kèm theo đó là ra máu tươi, máu đóng cục… đó là những dấu hiệu mẹ bị sảy thai sớm.

– Đau vùng bụng trên căng, đau liên tục kèm theo cảm giác buồn nôn và nôn thì đó có thể là những dấu hiệu mẹ bị tiền sản giật cần phải đi gặp bác sĩ ngay.

– Đau vùng bàng quang kèm theo căng tức khó chịu, đau khi đi tiểu hay buồn đi tiểu thường xuyên… là dấu hiệu mẹ bị viêm đường tiết niệu, một trong những bệnh có thể gây nhiễm trùng thận, sinh non, sinh bé nhẹ cân.

  1. Căng tức bụng trên khi mang thai 3 tháng đầu

Việc căng tức bụng trên 3 tháng đầu là hiện tượng bình thường, mẹ không cần phải quá lo lắng. Dưới đây là những nguyên nhân gây căng tức:

Đau bụng khi mang thai 3 tháng đầu
Đau bụng khi mang thai 3 tháng đầu

– Căng cơ, căng dây chằng: đặc biệt là sau tháng đầu tiên, thai nhi đã được hình thành và to dần lên chèn vào các dây chằng của tử cung, mẹ cảm thấy căng tức vì tử cung phải to dần lên. Đặc biệt những lúc mẹ ngồi xổm, ho thì hiện tượng này càng rõ rệt hơn.

– Trứng làm tổ trong tử cung: đặt biệt nhất là trong tháng đầu tiên của thai kỳ, khi trứng được thụ thai và đang làm tổ. Trong quá trình làm tổ phôi nang trứng bám vào niêm mạc tử cung cũng như những chân giả của lá nuôi bám vào niêm mạc, đây là nguyên nhân khiến mẹ cảm thấy đau bụng và căng tức bụng.

– Ốm nghén: khi mang thai cơ thể mẹ có nhiều thay đổi, đặc biệt là những cơn ốm nghén xuất hiện gây nên những khó khăn trong ăn uống, sinh hoạt của mẹ và ảnh hưởng tới hệ tiêu hóa của mẹ. Giai đoạn đầu khi mang thai, progesterone trong tử cung tăng lên đáng kể nhằm hỗ trợ quá trình phát triển của thai nhi cũng kéo theo sự gia tăng progesterone trong dạ dày, ruột và thực quản gây nên những cơn ốm nghén, ói, nôn mửa… và khi các cơn nôn xuất hiện mẹ sẽ cảm thấy căng tức bụng.

Nhìn chung, khi mẹ bắt đầu có cảm giác căng tức bụng trong thời gian mang thai thì hãy bình tĩnh và theo dõi. Trường hợp hiện tượng căng tức kèm theo các biểu hiện khó chịu kể trên thì hãy lập tức tới gặp bác sĩ để chẩn đoán và có cách xử lý ngay nhé mẹ.

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây