Bảng chiều cao cân nặng chuẩn của bé trai

0
1138

Trong những năm đầu đời, việc theo dõi cân nặng, chiều cao của bé trai rất quan trọng. Đây là chỉ số đánh giá việc bé có phát triển khỏe mạnh hay không. Mỗi tháng, ba mẹ cần kiểm tra cân nặng, chiều cao của bé 1 lần để kịp thời điều chỉnh chế độ dinh dưỡng cũng như cách tập luyện mỗi ngày. Cập nhật ngay bảng chiều cao cân nặng chuẩn của bé trai mới nhất theo chuẩn WHO.

1. Tốc độ tăng cân nặng, chiều cao của bé trai từ 0 – 5 tuổi

– Trẻ sơ sinh: khi vừa sinh ra, cân nặng trung bình của bé trai khoảng 2,7 – 3,3kg và dài 50cm, chu vi vòng đầu của bé khoảng 34,3cm.

– Trong 4 ngày đầu tiên: cân nặng của bé có thể giảm đi so với khi vừa được sinh ra từ 5% – 10% do trẻ bị mất nước và dịch vì đi tiểu tiện, đại tiện

– 3 tháng đầu tiên: từ ngày tuổi thứ 5 trở đi, trung bình mối ngày bé sẽ tăng được khoảng 15 – 28g. Sau 2 tuần tuổi bé sẽ trở về mức cân nặng như khi vừa sinh ra. Tốc độ tăng về cân nặng này còn kéo dài đến hết 3 tháng đầu tiên của trẻ. Giai đoạn này mỗi tháng bé cũng tăng thêm được 3cm chiều dài cơ thể.

bang-chieu-cao-can-nang-chuan-cua-be-trai
Bảng chiều cao cân nặng chuẩn của bé trai

– Từ 3 – 6 tháng tuổi: lúc này bé có thể tăng được 225g/2 tuần và đến khi được 6 tháng tuổi, cân nặng của con đã đạt được gấp đôi cân nặng lúc sơ sinh. Chiều cao cơ thể cũng tăng tốt từ 2 – 2,5cm/tháng

– Từ 7 – 12 tháng tuổi: Giai đoạn này cân nặng bé trai của mẹ có thể tăng 500g/tháng, đây là mức tăng cân nhanh nếu được bổ sung đầy đủ dinh dưỡng và ăn dặm đúng cách. Ngoài sữa mẹ, lúc này bé có thể cần thêm sữa công thức. Đến lúc tròn 1 tuổi, cân nặng của con sẽ gấp gần 3 lần lúc vừa sinh ra, chiều cao của con cũng đạt khoảng 72 – 76cm

– Từ 1 tuổi trở đi: đây là giai đoạn tập đi của con, chiều cao và cân nặng có thể sẽ tăng không nhiều như lúc trước nữa. Mỗi tháng con có thể tăng được 225g và chiều cao tăng thêm được 1,2cm

– Từ 2 tuổi trở đi: đến khi con được 2 tuổi, cân nặng của con tăng thêm 2,5kg so với lúc 1 tuổi và chiều cao tăng thêm 10cm. Với chiều cao của con lúc 2 tuổi, bác sĩ có thể dự đoán được chiều cao trong tương lai của bé. Mẹ có thể sử dụng công thức sau để dự đoán chiều cao tương lai của con: chiều cao tương lai = (chiều cao năm 2 tuổi) x 2

– Giai đoạn 3 – 4 tuổi: hầu hết các con trong giai đoạn này đã bắt đầu vào các lớp lá, lớp mầm. Lúc này lớp mỡ trên cơ thể bé, đặc biệt là trên mặt sẽ giảm đi nhiều, chiều dài tay, chân cũng sẽ phát triển nhanh. Vậy nên độ tuổi này mẹ thường thấy con lớn hẳn lên về chiều cao mà tăng cân không được bao nhiêu. Trung bình mỗi năm bé tăng 2 – 3 kg và tăng thêm 5 – 7cm chiều cao

– Từ 5 tuổi trở đi: chiều cao và cân nặng của bé cũng tăng tương tự như lúc 3 – 4 tuổi. So với các bé gái, tốc độ tăng chiều cao của bé trai có phần chậm hơn nên mẹ sẽ thấy các bé gái lớn hơn bé trai nhà mình 1 chút.

2. Bảng chiều cao cân nặng chuẩn của bé trai chuẩn WHO

Bảng chiều cao cân nặng bé trai

Tháng tuổi Cân nặng (kg) Chiều cao (cm)
Suy dinh dưỡng Nguy cơ SDD Bình thường Nguy cơ béo phì Béo phì Giới hạn dưới Bình thường Giới hạn trên
Bé trai 0 – 12 tháng tuổi
0 2.5 2.9 3.3 3.9 4.3 46.3 47.9 49.9
1 3.4 3.9 4.5 5.1 5.7 51.1 52.7 54.7
2 4.4 4.9 5.6 6.3 7.0 54.7 56.4 58.4
3 5.1 5.6 6.4 7.2 7.9 57.6 59.3 61.4
4 5.6 6.2 7.0 7.9 8.6 60.0 61.7 63.9
5 6.1 6.7 7.5 8.4 9.2 61.9 63.7 65.9
6 6.4 7.1 7.9 8.9 9.7 63.6 65.4 67.6
7 6.7 7.4 8.3 9.3 10.2 65.1 66.9 69.2
8 7.0 7.7 8.6 9.6 10.5 66.5 68.3 70.6
9 7.2 7.9 8.9 10.0 10.9 67.7 69.6 72.0
10 7.5 8.2 9.2 10.3 11.2 69.0 70.9 73.3
11 7.7 8.4 9.4 10.5 11.5 70.2 72.1 74.5
12 7.8 8.6 9.6 10.8 11.8 71.3 73.3 75.7
Bé trai 13 – 24 tháng tuổi
13 8.0 8.8 9.9 11.1 12.1 72.4 74.4 76.9
14 8.2 9.0 10.1 11.3 12.4 73.4 75.5 78.0
15 8.4 9.2 10.3 11.6 12.7 74.4 76.5 79.1
16 8.5 9.4 10.5 11.8 12.9 75.4 77.5 80.2
17 8.7 9.6 10.7 12.0 13.2 76.3 78.5 81.2
18 8.9 9.7 10.9 12.3 13.5 77.2 79.5 82.3
19 9.0 9.9 11.1 12.5 13.7 78.1 80.4 83.2
20 9.2 10.1 11.3 12.7 14.0 78.9 81.3 84.2
21 9.3 10.3 11.5 13.0 14.3 79.7 82.2 85.1
22 9.5 10.5 11.8 13.2 14.5 80.5 83.0 86.0
23 9.7 10.6 12.0 13.4 14.8 81.3 83.8 86.9
24 9.8 10.8 12.2 13.7 15.1 82.1 84.6 87.8
Bé trai 2 – 5 tuổi
30 10.7 11.8 13.3 15.0 16.6 85.5 88.4 91.9
36 11.4 12.7 14.3 16.3 18.0 89.1 92.2 96.1
42 12.2 13.5 15.3 17.5 19.4 92.4 95.7 99.9
48 12.9 14.3 16.3 18.7 20.9 95.4 99.0 103.3
54 13.6 15.2 17.3 19.9 22.3 98.4 102.1 106.7
60 14.3 16.0 18.3 21.1 23.8 101.2 105.2 110.0

 

3. Cách tính chiều cao, cân nặng bé trai từ 5 tuổi trở đi

Từ 5 tuổi trở đi đến khoảng 15 tuổi, đây là giai đoạn tiền dậy thì, bé trai phát triển chiều cao, cân nặng khá nhanh. Sau tuổi 15, con bắt đầu bước vào tuổi dậy thì, giai đoạn này con trai sẽ tăng nhanh về chiều cao hơn con gái. Lúc này muốn kiểm tra độ tăng cân nặng và chiều cao của bé có chuẩn hay không, mẹ cần tính theo công thức BMI

Phương pháp BMI còn áp dụng được với người trưởng thành giúp tính ra chỉ số và dựa vào đó để xác định nguy cơ suy dinh dưỡng, thấp còi hay béo phì. Từ đó điều chỉnh chế độ dinh dưỡng cũng như thời gian luyện tập thể dục

Công thức tính BMI ở trẻ em: BMI = cân nặng/chiều cao

Trong đó:

– Chiều cao được tính theo đơn vị mét (m)

– Cân nặng được tính theo kg

Chỉ số BMI trên được áp dụng với trẻ từ 2 – 20 tuổi. Sau khi tính được chỉ số, mẹ dựa vào biểu đồ sau để xác định trẻ đang ở trong trạng thái phát triển bình thường, thiếu cân, béo phì hay nguy cơ béo phì.

Ví dụ: bé trai 3 tuổi có cân nặng 14,3kg; chiều cao 92,2cm. Chỉ số BMI = 14,3/(0,922)2 = 16,8. Như vậy bé trai 3 tuổi này đang ở trạng thái phát triển bình thường, cha mẹ hoàn toàn yên tâm.

4. Hướng dẫn cách cân, đo chiều cao cho bé trai

Đo chiều cao, cân nặng cho bé trai dưới 2 tuổi

Giai đoạn này trẻ thường nằm hoặc không chịu ngoan ngoãn để ba mẹ kiểm tra cân nặng, chiều cao. Đối với cân nặng của con, khuyên mẹ nên dùng cân điện tử để đảm bảo độ chính xác và dễ sử dụng. Nếu khi bé thức rất quậy thì mẹ có thể chọn lúc con ngủ rồi đặt lên cân. Mẹ chỉ nên mặc cho con quần áo cơ bản, tháo giày, bỏ mũ để đảm bảo cân nặng chính xác nhất.

Còn với chiều cao của con, mẹ có thể dùng thước bản to, đặt bé nằm trên thước, ba giữ cho phần đầu bé chạm vào vạch gốc, phần chân con duỗi thẳng, mẹ đọc chỉ số trên thước để biết chiều cao của con

Đo chiều cao, cân nặng cho bé trai trên 2 tuổi

Khi trẻ từ 2 tuổi trở lên, lúc này bé đã biết nghe lời, mẹ có vẻ sẽ nhàn hơi mỗi khi kiểm tra chiều cao, cân nặng cho con. Mẹ có thể dùng thước đo trên tường để tiện đo chiều cao của bé. Lưu ý, phần vạch gốc số 0 sẽ là phần được tiếp xúc giữa tường và sàn nhà. Khi đo chiều cao cho con, mẹ hãy để con đứng thẳng sao cho đầu, 2 vai, mông, bắp chân và gót chân chạm vào tường. Lấy 1 miếng thước gỗ nhỏ rà chiều cao cho bé tính từ đỉnh đầu. 

Các mốc kiểm tra cân nặng, chiều cao cho bé trai

– Trẻ dưới 1 tuổi: đo chiều cao, cân nặng cho bé 1 lần/tháng

– Từ 1 – 3 tuổi: 2 tháng cân, đo 1 lần

– Trẻ trên 3 tuổi: cứ 3 tháng kiểm tra cân nặng, chiều cao 1 lần

Nếu bé trai của mẹ gặp vấn đề như suy dinh dưỡng, thấp còi hay nguy cơ béo phì, cần kiểm tra cân, đo thường xuyên hơn, cứ 2 tuần cần kiểm tra 1 lần. Sau mỗi lần con bị ốm cũng cần kiểm tra lại ngay chỉ số của con.

huong-dan-cach-do-chieu-cao-can-nang-cho-be-trai
Hướng dẫn cách đo chiều cao, cân nặng cho bé trai

5. Trẻ phát triển không cân đối, phải làm sao?

Khi theo dõi chiều cao, cân nặng cho bé trai, nếu mẹ thấy dấu hiệu con có nguy cơ suy dinh dưỡng hoặc nguy cơ béo phì, cần nhanh chóng điều chỉnh chế độ dinh dưỡng cũng như lịch sinh hoạt cho con.

Trẻ chậm tăng cân

– Cho con dùng thêm sữa bột: đây là điều đầu tiên mẹ nên thực hiện vì trẻ càng lớn, sữa mẹ càng không đủ lượng và chất để cung cấp dinh dưỡng cho con. Khi cho con uống sữa bột, mẹ nên cân nhắc các sản phẩm sữa bột giúp trẻ tăng cân.

– Cho con bú mẹ đúng cách: nếu là trẻ sơ sinh đang bú mẹ hoàn toàn thì cách cho con bú cũng tác động đôi chút đến cân nặng của con.

– Ăn dặm đúng cách: khi trẻ từ 6 tháng tuổi trở lên, giai đoạn ăn dặm sẽ bắt đầu. Đây là lúc mẹ có thể cung cấp dinh dưỡng cho con đúng cách thông qua các loại thực phẩm.

– Đưa trẻ đến các viện dinh dưỡng: nếu tình trạng thiếu cân của trẻ trầm trọng, nguy cơ suy dinh dưỡng cao, lúc này mẹ cần đưa bé đến các viện dinh dưỡng để kiểm tra việc bé đang thiếu chất gì trong cơ thể và được tư vấn các thực phẩm bổ sung cải thiện tình trạng này của con.

Trẻ chậm phát triển chiều cao

– Bổ sung canxi thông qua sữa: có rất nhiều loại sữa bột giúp trẻ tăng chiều cao bằng việc bổ sung canxi, vitamin D. Cho con uống sữa mỗi ngày sẽ giúp trẻ cải thiện chiều cao đáng kể

– Bổ sung đầy đủ dinh dưỡng: trong bữa ăn hàng ngày, mẹ cần bổ sung thêm canxi và các loại dinh dưỡng khác trong bữa ăn để con cao lớn hơn.

– Rèn luyện thể dục thể thao: ngay khi con được vài tháng tuổi, mẹ có thể cho con tiếp xúc với nước bằng cách học bơi. Khi con lớn hơn, ba cũng có thể cùng con rèn luyện các môn thể thao như bóng rổ, cầu lông, … không chỉ giúp trẻ dẻo dai mà còn tăng sức bật, cho con chiều cao tốt hơn.

Trên đây là bảng chiều cao cân nặng chuẩn cho bé trai theo WHO, mẹ đừng quên theo dõi chỉ số phát triển cơ thể bé hàng tháng để nắm bắt tình trạng phát triển của con nhé.

Bài viết liên quan

>>> Bảng chiều cao cân nặng trẻ em

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây