Thiếu máu khi mang thai: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

0
73

Thiếu máu khi mang thai là tình trạng rất hay gặp trong giai đoạn mang bầu. Vậy nguyên nhân gây thiếu máu và cách điều trị như thế nào. Mẹ bầu hãy theo dõi ngay bài viết dưới đây để biết cách phòng tránh thiếu máu khi mang thai tốt nhất.

Nguyên nhân dẫn đến tình trạng thiếu máu khi mang thai

Thiếu máu là một tình trạng phổ biến ở phụ nữ mang thai, xảy ra khi cơ thể thiếu hồng cầu để vận chuyển oxy đến các tế bào. Tình trạng này có thể ảnh hưởng đến cả mẹ và bé, vì vậy việc nhận biết và điều trị kịp thời là rất quan trọng. Sau đây là một vài nguyên nhân dẫn đến thiếu máu khi mang thai.

Thiếu sắt

Thiếu sắt là nguyên nhân chính gây thiếu máu trong thai kỳ. Trong thời kỳ mang thai, nhu cầu sắt tăng lên để hỗ trợ sự phát triển của thai nhi và để tăng sản xuất hồng cầu. Cơ thể cần sắt để sản xuất hemoglobin, một loại protein trong các tế bào máu đỏ giúp vận chuyển oxy đến các mô. Khi cơ thể không đủ sắt, số lượng hồng cầu sản xuất sẽ giảm, gây ra tình trạng thiếu máu.

thieu-mau-khi-mang-thai-1
Thiếu sắt là nguyên nhân chính gây thiếu máu trong thai kỳ

Thiếu acid folic

Acid folic cũng là một thành phần rất quan trọng trong quá trình tạo hồng cầu. Thiếu acid folic cũng là nguyên nhân gây thiếu máu và có thể dẫn đến các dị tật ống thần kinh ở thai nhi.

Thiếu vitamin B12

Vitamin B12 đóng vai trò quan trọng trong việc tổng hợp DNA cần thiết để sản sinh các tế bào hồng cầu. Cho nên nếu bà bầu thiếu vitamin B12 cũng có thể gây ra thiếu máu và các vấn đề thần kinh.

Mất máu

Một số yếu tố bên ngoài như chấn thương, phẫu thuật hoặc các rối loạn có thể gây mất máu nghiêm trọng, dẫn đến tình trạng thiếu máu. Cần theo dõi cẩn thận tình trạng sức khỏe để nhận diện và điều trị kịp thời.

Mang đa thai

Mang thai đôi hoặc đa thai làm tăng đáng kể nhu cầu dinh dưỡng của mẹ. Việc cung cấp đủ sắt, vitamin và khoáng chất trở nên khó khăn hơn, và do đó, nguy cơ bị thiếu máu cũng cao hơn.

Ngoài ra còn có một vài nguyên nhân khác cũng gây thiếu máu khi mang thai như. các bệnh lý về máu, rối loạn hấp thu,…Thiếu máu không chỉ làm giảm sức khỏe của người mẹ mà còn có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi. Chính vì vậy mẹ cần thăm khám thường xuyên trong thai kỳ để biết cơ thể có đang bị thiếu máu hay không và có những hướng điều trị phù hợp.

thieu-mau-khi-mang-thai-5
Thiếu máu có thể gây ra những nguy hiểm cho cả bà bầu và thai nhi

Các triệu chứng thiếu máu khi mang thai 

Những triệu chứng của thiếu máu trong thai kỳ thường không rõ ràng và có thể bị nhầm lẫn với các dấu hiệu bình thường của thai kỳ.

Một số triệu chứng của thiếu máu khi mang thai bao gồm:

– Mệt mỏi và không có sức: Đây là biểu hiện phổ biến nhất. Thiếu máu khiến cơ thể không đủ năng lượng để hoạt động bình thường, dẫn đến cảm giác mệt mỏi và yếu đuối.

– Da nhợt nhạt: Do thiếu hụt hồng cầu, làn da có thể trở nên nhợt nhạt hơn so với bình thường. Đây là dấu hiệu dễ nhận thấy, đặc biệt ở vùng mặt và lòng bàn tay.

– Hay chóng mặt, đau đầu: Thiếu máu có thể dẫn đến thiếu oxy lên não, gây ra cảm giác chóng mặt, đặc biệt là khi thay đổi tư thế đột ngột. Đau đầu cũng là triệu chứng khá phổ biến.

– Tim đập nhanh: Khi nồng độ hemoglobin giảm, tim sẽ phải làm việc nhiều hơn để bù đắp cho việc cung cấp oxy, dẫn đến nhịp tim nhanh.

– Khó thở: Một số thai phụ có thể gặp khó khăn trong việc thở, đặc biệt khi thực hiện các hoạt động thể chất nhẹ như đi bộ hoặc leo cầu thang.

thieu-mau-khi-mang-thai-3
Mẹ bầu thiếu máu thường xuyên mệt mỏi, chóng mặt

Tham khảo: >>> Giải đáp thiếu máu khi mang thai có nguy hiểm không?

Cách điều trị thiếu máu khi mang thai

Việc điều trị và phòng ngừa thiếu máu trong thai kỳ không chỉ giúp cải thiện sức khỏe của mẹ mà còn đảm bảo thai nhi phát triển khỏe mạnh. Cách phòng ngừa và điều trị:

Khám thai định kỳ

Việc thăm khám định kỳ trong giai đoạn mang thai là rất quan trọng. Sẽ giúp bạn theo dõi tình trạng sức khỏe, phát hiện kịp thời tình trạng thiếu máu và điều trị thiếu máu hiệu quả.

Tham khảo: >>> Các mốc siêu âm thai cần thiết mà mẹ không nên bỏ qua

Bổ sung sắt

Bổ sung sắt là một cách hiệu quả giúp cải thiện tình trạng thiếu máu ở bà bầu.  Theo chỉ định của bác sĩ, mẹ bầu nên bổ sung sắt qua thực phẩm hoặc thuốc.

Lưu ý: Bà bầu không tự ý mua thuốc bổ sung sắt mà cần phải thăm khám và có chỉ định của bác sĩ.

Bổ sung acid folic và vitamin B12 

Đây cũng là 2 loại dưỡng chất mẹ cần bổ sung đầy đủ trong thai kỳ. Vừa có tác dụng phòng ngừa tình trạng thiếu máu vừa có tác dụng phòng ngừa dị tật thai nhi.

thieu-mau-khi-mang-thai-4
Bổ sung sắt và vitamin giúp cải thiện tình trạng thiếu máu

Chế độ ăn uống cân đối

– Thực phẩm giàu sắt như thịt đỏ, gan, hải sản, đậu lăng, hạt, rau xanh như cải bó xôi và ngũ cốc nguyên hạt là nguồn sắt phong phú. Nên kết hợp các thực phẩm này một cách hợp lý trong bữa ăn hàng ngày.

-Bổ sung thực phẩm giàu axit folic như rau xanh đậm, cam, đậu, ngũ cốc nguyên hạt và sản phẩm từ sữa. Axit folic cần thiết để ngăn ngừa các khuyết tật ống thần kinh ở thai nhi.

– Các loại thực phẩm như thịt, cá, trứng và các sản phẩm từ sữa để đảm bảo đủ vitamin  B12 cần thiết cho sự hình thành máu.

Tham khảo:

>>> Phụ nữ mang thai nên ăn gì?Top những thực phẩm tốt nhất

>>> Top 14 loại trái cây tốt nhất cho bà bầu giúp cho thai nhi phát triển

Tập thể dục

Việc tập thể dục nhẹ nhàng như đi bộ, yoga hoặc bơi lội giúp tăng cường tuần hoàn máu và giảm thiểu triệu chứng thiếu máu. Tuy nhiên, các bà bầu nên có sự tham vấn từ chuyên gia y tế khi xây dựng chế độ tập luyện phù hợp.

Thiếu máu khi mang thai là một vấn đề nghiêm trọng, có thể gây ra nhiều hậu quả xấu cho cả mẹ và bé. Nhưng có thể phòng ngừa và điều trị hiệu quả thông qua chế độ dinh dưỡng hợp lý, lối sống lành mạnh và bổ sung các chất thiếu hụt hợp lý. Nếu có bất kỳ dấu hiệu nào của thiếu máu khi mang thai nào đó, mẹ bầu hãy nhanh chóng thăm khám và tuân thủ theo chỉ dẫn của bác sĩ để có một thai kỳ khỏe mạnh.

 Bài viết liên quan:

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây