Bảng cân nặng chuẩn cho bé gái

0
1359

Một cô công chúa nhỏ mũm mĩm, dễ thương là điều mà ông bố, bà mẹ nào có con gái cũng mong muốn. Nhiều người thường thấy bé gái phát triển nhanh hơn bé trai vào độ tuổi dậy thì. Vậy lúc còn nhỏ bé gái có nặng cân hơn bé trai không? Cập nhật bảng cân nặng chuẩn cho bé gái theo chuẩn WHO. 

1. Sự phát triển cân nặng của trẻ sơ sinh

Cân nặng của bé gái sơ sinh khi vừa được sinh ra nặng khoảng 3,3kg, vòng đầu của bé gái khoảng 33,8cm – số liệu theo thống kê của trung tâm quốc gia y tế Mỹ. Điều kỳ lạ là trong vòng 4 ngày đầu tiên, em bé của mẹ có thể giảm đi 5 – 10% cân nặng so với lúc mới sinh. Nguyên nhân là do trẻ mất đi dịch cơ thể và mất nước nên việc giảm cân là bình thường. Điều này không chỉ xảy ra với bé gái sơ sinh mà còn xảy đến với bé trai

Khi được 2 tuần tuổi, cân nặng của con sẽ đạt đến khối lượng lúc mới sinh ra. Trong suốt khoảng 3 tháng đầu đời, mỗi ngày bé tăng được khoảng 15 – 28g. Từ tháng thứ 4 đến tháng thứ 6, mỗi tháng bé tăng khoảng 450g. Đến tháng thứ 6 cân nặng của bé gái sẽ gấp đôi khối lượng lúc mới sinh ra. 

su-phat-trien-can-nang-cua-be-gai
Sự phát triển cân nặng của bé gái

Giai đoạn 7 – 12 tháng tuổi, mỗi tháng cân nặng của bé có thể tăng được tối đa 500g và đến lúc 1 tuổi, cân nặng của trẻ đã gấp 3 lúc mới sinh ra. Nếu trẻ vẫn còn bú mẹ mà không uống thêm sữa ngoài thì có thể cân nặng sẽ ít hơn 1 chút.

Từ 1 tuổi trở đi, cân nặng của trẻ có phần chững lại và tăng chậm. Mỗi tháng bé tăng được khoảng 225g. Từ 2 tuổi trở đi, bé có thể tăng được 2,5kg so với năm 1 tuổi. 

2. Bảng cân nặng chuẩn cho bé gái

Tháng tuổi Cân nặng (kg) Chiều cao (cm)
Suy dinh dưỡng Nguy cơ SDD Bình thường Nguy cơ béo phì Béo phì Giới hạn dưới Bình thường Giới hạn trên
Bé gái 0 – 12 tháng tuổi
0 2.4 2.8 3.2 3.7 4.2 45.4 49.1 52.9
1 3.2 3.6 4.2 4.8 5.4 49.8 53.7 57.6
2 4.0 4.5 5.1 5.9 6.5 53.0 57.1 61.1
3 4.6 5.1 5.8 6.7 7.4 55.6 59.8 64.0
4 5.1 5.6 6.4 7.3 8.1 57.8 62.1 66.4
5 5.5 6.1 6.9 7.8 8.7 59.6 64.0 68.5
6 5.8 6.4 7.3 8.3 9.2 61.2 65.7 70.3
7 6.1 6.7 7.6 8.7 9.6 62.7 67.3 71.9
8 6.3 7.0 7.9 9.0 10.0 64.0 68.7 73.5
9 6.6 7.3 8.2 9.3 10.4 65.3 70.1 75.0
10 6.8 7.5 8.5 9.6 10.7 66.5 71.5 76.4
11 7.0 7.7 8.7 9.9 11.0 67.7 72.8 77.8
12 7.1 7.9 8.9 10.2 11.3 68.9 74.0 79.2
Bé gái 13 – 24 tháng tuổi
13 7.3 8.1 9.2 10.4 11.6 70.0 75.2 80.5
14 7.5 8.3 9.4 10.7 11.9 71.0 76.4 81.7
15 7.7 8.5 9.6 10.9 12.2 72.0 77.5 83.0
16 7.8 8.7 9.8 11.2 12.5 73.0 78.6 84.2
17 8.0 8.8 10.0 11.4 12.7 74.0 79.7 85.4
18 8.2 9.0 10.2 11.6 13.0 74.9 80.7 86.5
19 8.3 9.2 10.4 11.9 13.3 75.8 81.7 87.6
20 8.5 9.4 10.6 12.1 13.5 76.7 82.7 88.7
21 8.7 9.6 10.9 12.4 13.8 77.5 83.7 89.8
22 8.8 9.8 11.1 12.6 14.1 78.4 84.6 90.8
23 9.0 9.9 11.3 12.8 14.3 79.2 85.5 91.9
24 9.2 10.1 11.5 13.1 14.6 80.0 86.4 92.9
Bé gái 2 – 5 tuổi
30 10.1 11.2 12.7 14.5 16.2 83.6 90.7 97.7
36 11.0 12.1 13.9 15.9 17.8 87.4 95.1 102.7
42 11.8 13.1 15.0 17.3 19.5 90.9 99.0 107.2
48 12.5 14.0 16.1 18.6 21.1 94.1 102.7 111.3
54 13.2 14.8 17.2 20.0 22.8 97.1 106.2 115.2
60 14.0 15.7 18.2 21.3 24.4 99.9 109.4 118.9

Bảng cân nặng chuẩn cho bé gái ở trên dành cho trẻ đến khoảng 5 tuổi, qua độ tuổi này mẹ cần dùng chỉ số khác để đánh giá chiều cao, cân nặng của con.

Hướng dẫn cách đo cân nặng chuẩn cho bé gái từ sơ sinh

So với việc đo chiều cao thì xác định cân nặng em bé dễ dàng hơn nhiều, ngay cả với trẻ sơ sinh. Dụng cụ đo cân nặng cho con phổ biến nhất là cân điện tử vì có độ chính xác cao đồng thời dễ xác định cân nặng của con. Còn đối với cân đồng hồ, việc xác định cân nặng hơi khó, độ chính xác không cao và cân đồng hồ thường có phần chân khá cao, con nằm trên cũng hơi chông chênh, dễ gặp nguy hiểm. Cũng có 1 số dòng cân điện tử kèm đo chiều cao tính được luôn chỉ số BMI, mẹ có thể tham khảo trước khi chọn mua dụng cụ đo cân nặng trẻ em.

mbi-tre-em-theo-do-tuoi
BMI trẻ em theo độ tuổi

– Cách dùng cân điện tử để đo cân nặng trẻ em: đầu tiên mẹ cần tìm 1 nơi bằng phẳng, không đặt cân trên thảm hoặc trên chiếu hoặc ở những nơi có độ ẩm cao, ánh nắng gay gắt. Những nơi như vậy nếu cân bé lâu sẽ dễ dẫn đến bé khó chịu, ảnh hưởng đến sức khỏe. Trước khi đặt bé lên cân, mẹ cần đảm bảo trẻ chỉ mặc đủ đồ cơ bản, tháo bỏ giày dép, mũ nón và các vật dụng không cần thiết trên cơ thể. Quan sát cân chỉ đúng số 0 thì đặt con nhẹ nhàng lên mặt cân, đợi chỉ số ổn định thì đọc được số cân nặng của con trên cân sau đó bé trẻ ra khỏi bàn cân. Trường hợp nếu trẻ không hợp tác, mẹ không thể đặt con lên bàn cân, có thể bồng con đứng cả lên cân, đọc tổng cân nặng cả 2 mẹ con sau đó mẹ đứng lên cân để xác định cân nặng của mẹ. Lấy tổng cân nặng đo được lúc đầu trừ đi cân nặng người mẹ sẽ ra được cân nặng của bé.

– Sử dụng cân máng: đây là loại cân đồng hồ có phần mặt cân bằng phẳng và khá rộng để bé nằm lên thuận tiện. Cũng tương tự như sử dụng cân điện tử, mẹ cần tìm 1 nơi bằng phẳng, nhiệt độ vừa phải để đặt cân. Trước khi đưa bé lên bàn cân, mẹ cần điều chỉnh cân về vạch cân bằng chỉ số 0, loại bỏ bớt vật dụng cần thiết trên người, đặt con lên bàn cân, đợi kim đồng hồ ổn định thì đó chính là cân nặng của con. Với cân đồng hồ cũng có thể xác định cân nặng của con bằng cách “mẹ bồng con” nhưng phải đảm bảo cân đo được mức 60 – 100kg.

3. Bảng chiều cao cân nặng chuẩn cho bé gái từ 5 tuổi trở lên

Từ 5 tuổi trở đi, chiều cao và cân nặng của trẻ không giữ ở các cột mốc như trước đó. Giai đoạn này, mẹ sử dụng chỉ số BMI để đánh giá mức độ phát triển cơ thể của trẻ. BMI (Body Mass Index) hay còn gọi là chỉ số khối cơ thể, việc xác định chỉ số này giúp ba mẹ nắm bắt được trẻ có nằm trong phạm vi cân nặng khỏe mạnh không. Ngoài ra, chỉ số này còn cho thấy cân nặng của trẻ có phù hợp với chiều cao hay không.

Với bé gái thì ba mẹ có chế độ dinh dưỡng để điều chỉnh cho phù hợp, không để con gặp vấn đề thừa cân hay béo phì ngay từ giai đoạn trước dậy thì. Mẹ cũng lưu ý, chỉ số BMI cho trẻ em khác với người lớn vì trẻ đang trong độ tuổi phát triển, chỉ số này sẽ thay đổi theo độ tuổi và giới tính.

Chỉ số BMI cho trẻ em được áp dụng trong giai đoạn bé từ 5 – 20 tuổi và được tính bằng công thức: BMI = cân nặng (kg) / chiều cao (m) x chiều cao (m)

Cách tra cứu chỉ số BMI trẻ em

Khi tính được chỉ số BMI, dựa vào biểu đồ tăng trưởng tỉ lệ phần trăm BMI theo độ tuổi để xác định tình trạng của trẻ. 

Dựa vào biểu đồ trên có thể thấy, chỉ số BMI nằm trong khoảng từ 5% – 85% là tốt nhất, cơ thể trẻ sẽ ít nguy cơ mắc bệnh tật, trẻ khỏe mạnh và năng động hơn. Nếu chỉ số BMI của trẻ dưới 5%, chỉ số này cho thấy trẻ đang gặp vấn đề thiếu cân, nếu tình trạng này kéo dài có thể dẫn đến các bệnh như huyết áp thấp, loãng xương, hệ miễn dịch yếu kém, dễ mắc bệnh. 

Chỉ số BMI trên 95%, bé gái của mẹ đã gặp tình trạng thừa cân dễ dẫn đến bệnh béo phì. Ảnh hưởng của thừa cân, béo phì cũng nguy hiểm tương tự như vấn đề thừa cân, trẻ dễ mắc các bệnh về tim mạch, rối loạn lipid máu do nồng độ triglyceride và LDL – cholesterol trong máu cao, nồng độ HDL – cholesterol trong máu thấp. Giảm khả năng điều hòa mức độ đường huyết của cơ thể bằng việc sản sinh insulin, dẫn tới tiểu đường hoặc huyết áp cao. Nếu mỡ tích tụ ở cơ hoành, trẻ sẽ bị giảm chức năng hô hấp, khó thở dễ khiến mắc bệnh ngưng thở khi ngủ, khiến não thiếu oxy, tạo hội chứng Pickwick. Ngoài ra còn có các bệnh về đường tiêu hóa như sỏi mật, gan nhiễm mỡ, nhu động ruột, bệnh về đại tràng, …

Cải thiện chỉ số BMI của trẻ

Chỉ số BMI phụ thuộc rất nhiều vào chiều cao, cân nặng của trẻ trong 1 độ tuổi xác định. Việc cải thiện chỉ số BMI là có thể và ba mẹ nên điều chỉnh ngay khi trẻ đang ở mức gần 5% hoặc vừa quá mức 85%, nếu để ở các mức quá thấp, quá cao một thời gian dài thì sẽ khó cải thiện hơn. Ba mẹ có thể điều chỉnh chỉ số BMI của trẻ bằng một số cách sau:

– Chế độ dinh dưỡng: với trẻ có nguy cơ thiếu cân, suy dinh dưỡng cần đảm bảo chế độ dinh dưỡng giàu đạm và năng lượng để cơ thể trẻ phát triển. Nếu trẻ chậm phát triển chiều cao, Canxi, vitamin D3 và K2 là cần bổ sung để con cao lớn hơn. Ngược lại với trẻ thừa cân, chế độ ăn hạn chế tinh bột, chất béo nhưng không giảm số lượng bữa ăn của con. Mẹ có thể cắt bớt khẩu phần ăn của con trong mỗi bữa hoặc cho con ăn các loại thực phẩm ít năng lượng. Tuy nhiên rau xanh, trái cây cần được đảm bảo. Đây là yếu tố quan trọng, quyết định việc phát triển của cơ thể trẻ có cân đối hay không

–  Thể dục rèn luyện sức khỏe: đây là điều quan trọng thứ 2, quyết định sự dẻo dai trong sức khỏe của con. Ngay từ nhỏ ba mẹ đã có thể cho con tập luyện một số các bài tập tăng cường. Chạy bộ, bơi lội, aerobic, … là một số bài tập phù hợp với bé gái.

– Hạn chế các loại thức ăn nhanh, nước ngọt và đồ ăn có chất béo no, điều này gây ảnh hưởng đến sức khỏe của con. Nếu ăn nhiều thức ăn nhanh trong thời gian dài có thể sẽ dẫn đến tình trạng thừa cân, béo phì ở trẻ.

Trên đây là bảng cân nặng chuẩn cho bé gái từ 0 – 5 tuổi và cách xác định chỉ số phát triển cơ thể của bé từ 5 tuổi trở lên. Mẹ nên chú ý theo dõi chỉ số này thường xuyên để kịp thời điều chỉnh chế độ dinh dưỡng cũng như luyện tập thể dục cho con.

Bài viết liên quan 

>>>Bảng chiều cao cân nặng trẻ em

>>> Bảng chiều cao cân nặng chuẩn của bé trai

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây