Dinh dưỡng mỗi giai đoạn thai kỳ có sự thay đổi khác nhau. Mẹ có thể tham khảo một số công thức nấu ăn cho thai kỳ để bổ sung đủ lượng dinh dưỡng cho mẹ và bé. Dưới đây là một vài công thức nấu ăn lành mạnh cho bà bầu có thể tham khảo!
Các công thức nấu ăn tốt cho bà bầu
Trứng nướng với sốt rau củ
Nguyên liệu:
- 1 quả cà tím
- 1 củ hành
- 1 quả bí ngòi
- Ớt chuông đỏ
- 2 thìa cà phê dầu oliu
- 2 tép tỏi bằm
- Muối và tiêu xay
- 470g cà chua
- 2 thìa húng quế tươi
- 4 quả trứng
- Ngò tây tươi
Thực hiện:
Làm nóng lò ở 200 độ C. Rửa sạch cà tím, hành tây, bí ngòi và ớt chuông và cắt thành hạt lựu sau đó mang nướng trong lò . Sau khi nướng chín, đổ hỗn hợp dầu oliu và tỏi đã phi vào. Cà chua ép lấy nước, kết hợp thêm húng quế. Theo đó đập trứng vào giữa món ăn. Cho món ăn vào lò nướng, nướng cho trứng chín rồi lấy ra. Trước khi thưởng thức rắc ít mùi tây lên để món ăn thêm hấp dẫn.
Thịt gà xông khói rau củ
Nguyên liệu:
- 3 lát thịt gà xông khói
- 1 thìa dầu oliu
- nửa của hành cắt nhỏ
- 8 quả trứng
- 185 ml sữa tươi
- 155g phomai tiệt trùng
- Tỏi bằm
- Muối và tiêu
Làm nóng lò nướng ở 200 độ C. Thịt gà xông khói nấu để chuyển sang màu nâu nhạt chờ ráo nước. Cho dầu oliu vào chảo đun lửa vừa xào cùng hành tây đến khi mềm. Đập trứng vào tô lớn khuấy đều cùng pho mai và sữa. Đổ hỗn hợp vào chảo khuấy khi hỗn hợp chín mang gà ra trang trí.
Salad cải xoăn kết hợp trái cây và hạt khô
Nguyên liệu:
- 8 lá cải xoăn lớn
- 125g hạnh nhân lát mỏng
- 90 g việt quất khô
- 45g dung thái nhỏ
- 60 ml giấm ăn
- 1 thìa cà phê hành băm nhuyễn
- 125ml dầu oliu
- 60g phomai bào sợi
Sơ chế sạch sẽ các nguyên liệu.
Lá cải xoăn xé nhỏ miếng vừa ăn. Sau đó bỏ hạnh nhân việt quất vào và tiến hành trộn. Cho thêm giấm, tiêu, muối, dầu ô liu vào một chén khác trộn đều lên cho bông rồi nêm nếm đến khi vừa miệng. Khi sử dụng rưới hỗn hợp dấm đã pha lên đảo đều cho ngấm và thưởng thức.
Ngoài ra còn có một số công thức nấu ăn lành mạnh cho bà bầu trong những thai thai kỳ như:
- Cá hồi áp chảo, đậu lăng và tỏi tây
- Súp gà nấm đông cô
- Thịt lợn nướng kèm với hạt lúa mạch và mơ khô
- Bánh đậu đen khoai lang bơ
- Súp cà ri gà, khoai lang, bí đỏ
- Bí ngòi thái sợi sốt mè
- Súp lơ trắng nướng với sữa chua
Chế độ dinh dưỡng cho bà bầu
Trong giai đoạn mang thai, hệ tiêu hóa hoạt động chậm hơn nên bà bầu cần chú ý bổ sung dinh dưỡng hợp lý.
Chế độ dinh dưỡng cho 3 tháng đầu
3 tháng đầu thai kỳ là thời kỳ ăn uống khó khăn nhất. Cơ thể và nội tiết tố tăng lên khiến mẹ bầu cảm thấy căng cứng, khó chịu, buồn nôn, không ăn uống bình thường được. Do đó, dinh dưỡng trong thời kỳ đầu cần được lựa chọn thật cẩn thận.
Axit folic là dưỡng chất cần được bổ sung như tinh bột, trái cây khô, ngũ cốc, rau xanh đậm… Tránh món ăn nhiều dầu mỡ, khó tiêu, cay. Ngoài ra sắt là khoáng chất quan trọng hình thành hồng cầu, enzym hệ miễn dịch,… Mẹ thiếu sắt dễ sảy thai, sinh non hoặc dị tật thai nhi.
Chế độ dinh dưỡng cho 3 tháng giữa
Ở 3 tháng giữa, dinh dưỡng có sự thay đổi khẩu phần. Mẹ nên tăng khẩu phần ăn các nhóm ngũ cốc, rau quả, thực phẩm dinh dưỡng chứa đạm. Bổ sung vitamin từ rau xanh, hoa quả tươi. Ngoài ra canxi là dưỡng chất cần thiết để đáp ứng đủ nhu cầu phát triển hệ xương của bé.
Giống với 3 tháng đầu, sắt đóng vai trò quan trọng trong chế độ dinh dưỡng. Thực phẩm giàu sắt các mẹ có thể ăn như: khoai tây, thịt bò, thịt gà, các loại đậu, rau màu xanh đậm…
Chế độ dinh dưỡng cho 3 tháng cuối
Trong 3 tháng cuối, sữa bột và thực phẩm chứa đạm cần tăng lên 3 đơn vị. Rau xanh và trái cây tăng lên so với khẩu phần của người bình thường. Đặc biệt mẹ cần cung cấp đủ nước cho cơ thể tránh tình trạng mất nước và suy nhược.
Nhu cầu dinh dưỡng trong giai đoạn mang thai là rất quan trọng. Mẹ cần cung cấp đủ các dưỡng chất để nuôi sống cho cơ thể và bé. Trên đây là các công thức nấu ăn tốt cho bà bầu có thể tham khảo nhé!
Xem thêm: