Cách xử lý khéo léo của bố mẹ giúp trẻ lên 3 không còn hờn dỗi

0
755

Tuổi lên 3 của bé vô cùng bướng bỉnh và chỉ thích bố mẹ làm mọi việc theo ý muốn của mình. Những lần bé ăn vạ, hờn dỗi, sai lầm của ông bà, bố mẹ là chiều chuộng bé hoặc dùng đòn roi để làm bé sợ. Vậy chúng ta nên làm gì để chấm dứt tình trạng hờn dỗi của bé!

Đặc điểm tính cách của trẻ lên 3

Trong tính cách của trẻ lên 3, bé bắt đầu có những chính kiến riêng của mình và luôn bướng bỉnh, không nghe lời, làm cho bố mẹ cảm thấy mệt mỏi. Khi bé còn 1,2 tuổi, bé đã luôn phải làm theo những áp đặt của bố mẹ. Khi lên 3 tuổi, do bắt đầu hình thành các thói quen và tính cách riêng nên hay khóc nhè, ăn vạ, hờn dỗi.

Những cơn ăn vạ xuất hiện với tần suất nhiều lần, vô cớ đi kèm tiếng hét, tiếng khóc to của bé sẽ làm cho bố mẹ, ông bà cảm thấy lo lắng và chiều chuộng những sở thích nhất thời của bé.

Tính cách trẻ lên 3
Tính cách trẻ lên 3

Các cách xử lý thông minh dành cho bố mẹ khi bé ăn vạ

Để kiềm chế được cảm xúc của bé trước hết bố mẹ nên kiềm chế được cảm xúc của chính mình khi nhìn thấy con nghịch ngợm, không vâng lời.

Hãy nói lời yêu thương thay vì quát mắng

Nhiều bố mẹ có thói quen sẽ quát mắng, dọa nạt con khi trẻ đòi bằng được một món đồ nào đó hoặc không nghe theo lời khuyên của mình.

Ở tuổi lên 3, bé chưa thể hiểu hết được những lý lẽ của bố mẹ. Chúng ta nên nhắc nhở, nói chuyện nhẹ nhàng với bé. Ví dụ như khi trẻ đòi một món đồ chơi trong siêu thị, mẹ hãy bảo bé rằng sẽ tặng bé vào dịp sinh nhật hoặc quà thưởng cho sự cố gắng của con.

Lắng nghe con nhiều hơn giải thích

Khi con mè nheo, khóc nhè nhiều bố mẹ có thói quen sẽ ngồi giảng dạy dài dòng, điều này không những không giải quyết được vấn đề mà còn rất mất thời gian. Ở độ tuổi 2-3 tuổi, bé chưa thể hiểu được những lời nói triết lý, điều bé cần ở bố mẹ đó chính là sự quan tâm, chia sẻ.

Tuy nhiên quan tâm không phải là chiều chuộng, đáp ứng mọi yêu cầu của bé. Khi bé có những hành động thô lỗ, nghịch ngợm hoặc lăn đùng ra ăn vạ, mẹ hãy hỏi nguyên nhân của những hành động đó và hãy dạy bé cách hành động thay thế hợp lý hơn.

>>> Lần đầu tiên sắm đồ sơ sinh cho bé, bố mẹ gặp những khó khăn gì?

Hướng bé chú ý đến một vấn đề khác

Khi bé chú ý đến một chiếc máy bay đồ chơi, chúng ta có thể tạo hứng thú cho bé bằng một chiếc ô tô. Khi bé muốn xem điện thoại, bố mẹ có thể hướng bé đến việc đọc sách cùng bé. Điều này giúp bé có những thói quen tốt trong cuộc sống và không tỏ ra hờn dỗi khi không được bố mẹ thực hiện nguyện vọng của mình.

Dạy bé cách vâng lời người lớn

Giai đoạn bé lên 3 là thời điểm vô cùng quan trọng để bé học cách thưa gửi, vâng lời người lớn. Chúng ta có thể rèn tính cách cho bé từ những điều nhỏ nhặt nhất như cất đồ chơi đúng chỗ, dọn dẹp gọn gàng mọi thứ sau khi chơi xong.

Để dạy bé hiệu quả, bố mẹ nên có những lời khen động viên khích lệ cho những hành động của bé cho dù kết quả không như chúng ta đặt ra.

Tính cách trẻ lên 3 như thế nào?
Tính cách trẻ lên 3 như thế nào?

Có phần thưởng cho hành động của bé

Tuổi lên 3, bé rất hay đặt điều kiện ngược lại với người lớn. Ví dụ như mẹ bắt bé dọn đồ chơi, bé sẽ đòi xem ti vi hoặc sở hữu đồ dùng gì đó sau khi làm xong nếu không bé sẽ không thực hiện.

Ở những trường hợp này, bố mẹ nên có những món quà nhỏ cho bé nhưng không phải là đáp ứng điều kiện của bé đặt ra. Chúng ta có thể tặng bé những món ăn bé yêu thích trong bữa ăn hoặc hứa sẽ mua đồ chơi bé thích trong dịp sinh nhật, giáng sinh….

Ngăn chặn những hành vi sai trái bé sắp làm

Những thói quen xấu của bé được lặp đi lặp lại nhiều lần mới tạo ra tính cách của trẻ. Chính vì vậy, ngay những lần đầu có thể bố mẹ không phát hiện ra nhưng những lần sau hãy nhắc nhở trước khi bé thực hiện hành động đó.

Ví dụ như bé sắp có hành động vứt quần áo, đồ chơi linh tinh, mẹ hãy nhắc nhở nhẹ nhàng hoặc bảo mẹ không vui, mẹ không thích khi con làm vậy. Những câu nói này giúp bé cảm thấy có trách nhiệm với hành động của mình và lần sau sẽ thay đổi thói quen.

>>> Đồ bé sơ sinh rẻ và đẹp được bán ở đâu Hà Nội?

Nếu mọi biện pháp trên không hiệu quả, mẹ hãy kiềm chế cơn nóng giận!

Khi bé la hét ở nơi đông người, mẹ sử dụng mọi cách mà vẫn không thể thuyết phục bé, lúc đấy chúng ta nên nhẹ nhàng đưa bé ra chỗ vắng người, ngồi cùng bé cho đến lúc bé hết khóc và giảm bớt đòi hỏi ban đầu.

Mẹ không nên quát mắng bé ở nơi đông người vì không những làm cho bé xấu hổ mà còn chẳng mang lại kết quả như mong đợi.

Có thể chúng ta chưa biết, những cơn nóng giận của bố mẹ hay sử dụng đòn roi để dạy bé làm cho bé trở nên cứng đầu, bướng bỉnh hơn. Cách xử lý tình huống bằng bạo lực sẽ làm cho bé dùng bạo lực với những đứa trẻ khác.

Mẹ hãy kiềm chế cơn nóng giận của mình và nói yêu bé sẽ giúp bé cảm thấy được quan tâm và không bị bỏ rơi. Giải quyết mọi chuyện với bé bằng tình cảm và sự yêu thương sẽ giúp tính cách của những đứa trể khi lớn lên trở nên ôn hòa, sống có trách nhiệm với mọi người xung quanh.

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây