Cẩm nang kiến thức mang thai chi tiết nhất

0
934

Mang thai là giai đoạn rất quan trọng của phụ nữ, đây là thời kỳ thay đổi rất nhiều không chỉ về vóc dáng, tâm sinh lý mà còn liên quan không ít đến hạnh phúc vợ chồng. Mang thai, sinh con không phải là chuyện ngẫu nhiên mà là kế hoạch. Vậy mới mang thai có dấu hiệu gì? đến giai đoạn sinh bé cần làm những gì và sau khi sinh chăm sóc bà đẻ như thế nào mới đúng? Các mẹ cùng tìm hiểu qua cẩm nang kiến thức mang thai dưới đây nhé!

1. Giai đoạn chuẩn bị mang thai

Ngay khi có quyết định mang thai, vợ chồng và nhất là người vợ cần thực hiện 1 số điều dưới đây:

– Dừng việc uống thuốc tránh thai

– Nắm rõ chu kỳ kinh nguyệt và theo dõi thường xuyên

– Tiêm phòng sởi, rubella, quai bị trước khi mang thai ít nhất 3 tháng

– Tiêm phòng viêm gan B trước hoặc trong khi mang thai

– Tiêm phòng thủy đậu trước khi mang thai tối thiểu 2 tháng

– Tiêm phòng cúm trước khi mang thai tối thiểu 1 tháng

– Loại bỏ các thói quen xấu: uống rượu, hút thuốc lá, sử dụng các chất kích thích, …

– Thường xuyên tập thể dục để tăng cường sức khỏe

giai-doan-chuan-bi-mang-thai-nen-lam-gi
Giai đoạn chuẩn bị mang thai nên làm gì?

Dấu hiệu mang thai

Khi đã bắt đầu quyết định mang thai, sau khoảng hơn 1 tháng, người vợ cần theo dõi tình trạng kinh nguyệt để kịp thời nhận biết dấu hiệu người mới mang thai. Giai đoạn mới mang thai có dấu hiệu gì? Có thể mẹ bầu sẽ gặp 1 số dấu hiệu mới có thai tuần đầu dưới đây: 

– Trễ kinh: đây là dấu hiệu khá sớm để báo mang thai nhưng không nhiều mẹ để ý đến dấu hiệu này hoặc với các mẹ có chu kỳ kinh nguyệt không đều thì dấu hiệu này không dễ nhận biết lắm

– Chảy máu âm đạo nhẹ hoặc lấm tấm

– Buồn nôn, nôn và mệt mỏi

– Ngực căng tức, thường xuyên đi tiểu, đau lưng nhẹ

– Đầy hơi, táo bón, khẩu vị thay đổi

– Thay đổi tâm lý, dễ cáu gắt

Đây là 5 dấu hiệu người mới mang thai thường thấy nhất ở phụ nữ, không phải tất cả phụ nữ mang thai đều có đủ 5 dấu hiệu kể trên. Có những mẹ bầu còn không có dấu hiệu nào ngoài việc trễ kinh cho đến khoảng 3 tháng mới nhận ra mình đã mang bầu.

Tâm lý người mới mang thai

Ai cũng nói phụ nữ mang thai dễ cáu gắt hơn hẳn lúc bình thường. Điều này đúng nhưng không phải bà bầu nào cũng thế và không phải chỉ có cáu gắt, bà bầu còn rất nhiều cảm xúc khác trong giai đoạn này. 

– Cảm giác vui, hạnh phúc xen lẫn lo lắng: đây là lúc nhận được xác nhận đã có bầu, phụ nữ thường cảm thấy cực kỳ hạnh phúc vì trong bụng lúc này là 1 mầm sống nhỏ. Ngoài cảm xúc vui vẻ, hạnh phúc này ra còn có chút lo lắng vì chặng đường sắp tới có thể sẽ rất gian nan. Nhiều mẹ bầu nghĩ về cảm giác đau đớn khi ở trong phòng sinh

– Dễ cáu gắt: dễ hiểu thôi, khi mà cơ thể thay đổi, không còn được thoải mái như người bình thường, cảm giác đau nhức thường xuyên tìm đến thì cáu gắt là chuyện dễ hiểu

– Nhạy cảm: phụ nữ vốn đã rất nhạy cảm, đến khi mang thai lại càng nhạy cảm hơn. Họ dễ buồn, dễ vui và cũng dễ khóc. Nhiều khi chỉ là 1 lời nói nhẹ cũng khiến họ tủi thân, tự ti

– Trầm cảm: đây là trạng thái tâm lý đang trở lên phổ biến trong xã hội hiện đại, trầm cảm thai kỳ ngày càng gia tăng và gây ảnh hưởng không tốt. Vậy nên người chồng cần quan tâm, chăm sóc vợ, nói chuyện với vợ thường xuyên để không gặp phải vấn đề tâm lý này.

2. Chăm sóc sức khỏe trong thai kỳ

cam-nang-kien-thuc-mang-thai-cham-soc-suc-khoe-cho-ba-bau
Cẩm nang kiến thức mang thai chăm sóc sức khỏe cho bà bầu

Các vấn đề có thể gặp khi mang thai

Trong giai đoạn mang thai, khi mà cơ thể rất nhạy cảm với sự thay đổi thời tiết, dễ gặp các loại vi khuẩn, virus gây bệnh và hệ miễn dịch không đủ tốt để bảo vệ, mẹ bầu có thể dễ gặp phải 1 số vấn đề

Mẹ bầu bị sốt phải làm sao?

Sốt là trạng thái cơ thể đang chống lại các vi khuẩn gây hại xâm nhập vào bên trong, đây là lời cảnh báo mẹ bầu cần chú ý đến sức khỏe hơn. Khi bị sốt, mẹ bầu sẽ không được sử dụng thuốc hạ sốt, nhất là bà bầu 3 tháng đầu. Cách xử lý lúc này là dùng khăn ướt lau khắp cơ thể để giảm nhiệt. Nếu sốt quá cao khoảng 39 – 40 độ C, cần dùng nước ấm để lau người, nhất là vùng cổ, bụng, 2 nách, bẹn, lau liên tục để giúp hạ nhiệt độ cơ thể. 

Nghỉ ngơi trong phòng sạch sẽ, thoáng mát, tránh đắp chăn quá nóng hoặc bật điều hòa nhiệt độ quá thấp để hạ sốt nhanh. Cần bổ sung nước lọc, nước trái cây, đặc biệt là nước cam để giảm sốt, tăng cường vitamin C. Trường hợp bà bầu sốt cao, sốt liên tục nhiều ngày hay có dấu hiệu co giật cần đưa đến cơ sở y tế để thăm khám cụ thể

Mẹ bầu bị sốt xuất huyết

Sốt xuất huyết thường gặp vào mùa xuân hè ở Việt Nam, nếu mắc chứng sốt xuất huyết trong thai kỳ có thể gây biến chứng nguy hiểm cho cả mẹ và bé. Một số hệ quả không mong muốn do sốt xuất huyết gây ra: giảm tiểu cầu, sinh non, sảy thai, xuất huyết, tiền sản giật, … Khi có dấu hiệu bị sốt xuất huyết như sốt cao kèm run rẩy, mất nước, khó thở, đau đầu dữ dội, buồn nôn, … mẹ bầu cần đến cơ sở y tế để được thăm khám và chỉ định phương pháp điều trị

Dấu hiệu thai lưu 6 tuần

Thai chết lưu là sự cố đáng buồn mà có thể phụ nữ sẽ gặp phải trong thời gian mang thai, tuy tỉ lệ không cao nhưng lại đang có dấu hiệu gia tăng. Thai lưu ở giai đoạn sớm, dưới 20 tuần tuổi thường không dễ để nhận biết. Có thể gặp 1 số dấu hiệu thai lưu 6 tuần như sau: 

– Ra máu âm đạo nhưng chỉ 1 ít, có màu hồng nhạt, nâu hoặc nâu đậm. Nhiều trường hợp không ra máu thai lưu

– Cảm giác thai nghén giảm dần

– Không còn căng tức ngực, cảm giác bụng không to lên

Nhiều mẹ bầu sau khi gặp tình trạng thai lưu thì vô cùng đau lòng vì đứa nhỏ còn chưa phát triển đã vội rời đi. Điều này khiến cho mẹ bầu suy sụp, kém ăn, mất cân bằng trong cảm xúc. Có người còn tin rằng khi được 6 tuần tuổi là đứa trẻ đã có linh hồn. Theo quan điểm của Phật giáo thì 6 tuần tuổi là giai đoạn trẻ đã có linh hồn bên trong cùng với sự phát triển của não bộ. Nhiều gia đình sau khi đưa bé ra khỏi cơ thể người mẹ còn đem chôn cất và thờ cùng đứa bé tại phần mộ nhỏ.

Dinh dưỡng bà bầu trong suốt 9 tháng mang thai

dinh-duong-cho-ba-bau-trong-qua-trinh-mang-thai
Dinh dưỡng cho bà bầu trong quá trình mang thai

Chế độ dinh dưỡng ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe mẹ và bé, khi chăm sóc bà bầu đúng sẽ hạn chế gặp phải các vấn đề đáng tiếc kể trên

Ăn gì tốt cho mẹ bầu 3 tháng đầu? Ăn đầy đủ dinh dưỡng, bổ sung axit folic, sắt, vitamin D, Canxi, các loại vitamin A, B, C, … sẽ giúp phụ nữ mang thai khỏe mạnh, tinh thần lạc quan. Mẹ bầu nên ăn thêm các loại hạt như hạt óc chó, hạt hạnh nhân, hạt dẻ, … để bổ sung thêm vitamin và tăng cường phát triển trí não ở trẻ

Trong 6 tháng mang bầu tiếp theo, chế độ ăn của bà bầu có phần thay đổi, đặc biệt về khẩu phần ăn cần tăng lên đôi chút để cung cấp dinh dưỡng cho sự phát triển của bé. Về hàm lượng dinh dưỡng, với mỗi bà bầu sẽ được bác sĩ chỉ định bổ sung thêm thành phần gì, tùy vào thể trạng.

Bà bầu vận động như thế nào?

Khoảng thời gian mang thai 3 tháng đầu, mẹ bầu có thể được khuyên hạn chế đi lại và vận động nhẹ nhàng, nhất là với các bà bầu có dấu hiệu dọa sảy thì càng cần phải giữ gìn. Sau khi thai nhi đã ổn định, mẹ bầu cần đi lại, vận động để cơ thể không mỏi và tăng cường thể lực. Mẹ bầu có thể tham khảo 1 số bài tập thể dục cho bà bầu như tập hít thở, tập 1 vài động tác yoga cơ bản hay đơn giản hơn là đi bộ. Với mẹ bầu sức khỏe tốt có thể bơi lội nhẹ nhàng. 

Ngoài việc chăm sóc sức khỏe qua chế độ dinh dưỡng, thường xuyên tập thể dục để tăng cường thể lực thì một việc cũng cần nhớ trong giai đoạn mang thai đó là lịch khám thai. Vậy mẹ bầu khám thai khi nào là tốt nhất?

Nên khám thai khi nào?

Cột mốc đầu tiên mẹ bầu cần đi khám ngay là khi thấy trễ kinh và dùng que thử thai phát hiện 2 vạch. Lúc này mẹ bầu cần đến sản khoa để kiểm tra tình trạng hiện tại xem có đúng đã mang thai hay không. Các lần khám thai tiếp theo mẹ bầu sẽ được bác sĩ chỉ định thời gian phù hợp nhưng sẽ có ít nhất 3 cột mốc khám thai tiếp theo: khám thai vào tuần 11 – 13; khám thai vào tuần 20 – 24 và khám thai vào tuần 30 – 32. Có thể mẹ bầu sẽ được chỉ định thêm các lần thăm khám khác, tùy vào thể trạng của mỗi người

3. Cẩm nang đi sinh

khi-di-sinh-me-can-chuan-bi-nhung-gi
Khi đi sinh mẹ cần chuẩn bị những gì

Đến những ngày cuối tháng thứ 8, đầu tháng thứ 9, mẹ bầu bắt đầu cảm thấy bồn chồn, lo lắng cho ngày sinh em bé của mình. Một trong số những việc rất cần làm đó là lên danh sách đồ sơ sinh cần chuẩn bịnên chọn gói đi sinh ở đâu?

Nên chọn gói đi sinh ở đâu?

Điều này thường được các mẹ cân nhắc từ tháng mang thai thứ 5 – thứ 6. Thông thường khi lựa chọn bác sĩ khám thai, các mẹ gần như đã chọn sẵn người đỡ đẻ là bác sĩ đó rồi và chọn luôn bệnh viện sinh bé rồi. Nếu ở các thành phố lớn thì ngoài các bệnh viện sản trung ương còn có thêm các bệnh viện đa khoa quốc tế. Còn ở các tỉnh thành thì mẹ nên chọn các bệnh viện sản chuyên khoa để tiến hành sinh nở

Danh sách đồ sơ sinh cần chuẩn bị

Khi chuẩn bị đồ sơ sinh để mang theo khi đi sinh, mẹ chỉ cần chuẩn bị vừa đủ đồ cho 1 vài ngày. Khuyên mẹ nên chuẩn bị thành 2 giỏ đồ, cho mẹ riêng và cho bé riêng. Với giỏ đồ của mẹ cần chuẩn bị quần áo ngủ, bỉm cho mẹ sau sinh, tất chân, quần lót dùng 1 lần, chăn, bông gòn, miếng lót thấm sữa, máy hút sữa, áo ngực cho con bú, áo lạnh nếu vào mùa đông

Giỏ đồ sơ sinh cho bé cần mang nhiều đồ hơn: quần áo sơ sinh, chăn ủ, mũ, yếm, bao tay chân, rơ lưỡi, nước muối sinh lý, bình sữa, sữa công thức cho trẻ sơ sinh, máy đun nước pha sữa, cọ rửa bình sữa, nước rửa bình sữa, tã dán sơ sinh, miếng lót phân su, tã chéo, quần đóng bỉm.

4. Chăm sóc mẹ sau sinh

Sau khi sinh bé xong, cơ thể mẹ gần như vừa trải qua cơn thập tử nhất sinh, cần 1 chế độ ăn phù hợp cùng chế độ nghỉ ngơi để mẹ lấy lại sức khỏe. 

Mẹ sau sinh nên và không nên ăn gì?

Sau sinh mẹ nên ăn các thực phẩm lợi sữa và lành tính như chân giò heo, rau ngót, thịt bò, rau củ, trái cây, ngũ cốc nguyên hạt, gạo lứt, … Mẹ cũng nên thường xuyên đổi món trong bữa ăn để tránh nhàm chán, không nhất định phải ăn 1 món trong quá nhiều bữa.

Một số món ăn mẹ sau sinh nên kiêng không ăn: tỏi, đồ cay, cà phêm socola, đồ ăn quá nhiều dầu mỡ, đồ ăn nhanh, … đây là các loại thực phẩm không lợi sữa, có thể gây ảnh hưởng tới mùi vị và chất lượng sữa mẹ

Mẹo giúp mẹ nhanh về sữa, sữa thơm hơn

Tâm lý thoải mái cùng chế độ ăn hợp lý sẽ là yếu tố tác động đến số lượng cũng như chất lượng sữa mẹ. Mẹ có thể ăn các loại thực phẩm lợi sữa như chân dê, cháo móng giò, cà rốt, gạo lứt, sữa bí đỏ, … Với các mẹ khi vừa sinh con ra chưa về sữa ngay thì có thể dùng một số mẹo dân gian gọi sữa về bằng là mít, dùng xôi nóng hoặc khăn ấm chườm trên bầu ngực hay uống cao chè vằng để sữa về nhanh chóng

Trên đây là cẩm nang kiến thức mang thai dành cho phụ nữ có kế hoạch mang thai, từ giai đoạn chuẩn bị đến sau khi đã sinh bé. Chúc mẹ tròn con vuông.

Bài viết liên quan

>>> Xét nghiệm Triple test giá bao nhiêu?

>>> Xét nghiệm máu khi mang thai hết bao nhiêu tiền?

>>> Những thực phẩm ngăn ngừa dị tật thai nhi mà mẹ bầu cần biết

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây