Xét nghiệm máu khi mang thai hết bao nhiêu tiền?

0
1582

Trong thai kỳ, mẹ bầu có cần phải làm xét nghiệm máu không? Làm xét nghiệm máu thai kỳ có tác dụng gì? Cần làm mấy lần và giá xét nghiệm máu khi mang thai là bao nhiêu? Bài viết này sẽ tổng hợp thông tin liên quan đến việc xét nghiệm khi mang thai để mẹ bầu cần biết.

1. Xét nghiệm máu khi mang thai để làm gì?

Việc xét nghiệm máu trong thai kỳ giúp đánh giá tình trạng sức khỏe của mẹ bầu và em bé đồng thời sớm phát hiện các dị tật thai nhi để có phương án điều chỉnh cho phù hợp.

Các xét nghiệm máu cần thiết khi mang thai:

– Nhóm máu: đây là điều mà bác sĩ sẽ tiến hành làm để xác định nhóm máu của bà bầu, đề phòng xảy ra bất trắc khi sinh sẽ nhanh chóng có người tiếp máu. 

– Yếu tố Rh: Nếu nhóm máu người mẹ có yếu tố Rh-, trong khi người cha là Rh+ thì thai nhi có thể mang yếu tố Rh+, dẫn đến hệ quả là cơ thể người mẹ sản xuất những chất kháng thể, phá hủy hồng cầu ở thai nhi. Trường hợp này bác sĩ sẽ tiêm Globulin miễn dịch Rh vào cơ thể mẹ nhằm ngăn chặn nguy hiểm cho thai nhi.

– Huyết đồ: xét nghiệm này giúp sớm phát hiện tình trạng thiếu máu ở bà bầu. Ngoài ra xét nghiệm này còn sớm phát hiện được tình trạng rối loạn tế bào máu, gây thiếu máu ở cả mẹ và bé, sớm có phương án bổ sung sắt, máu kịp thời.

– Dị tật thai nhi: xét nghiệm máu cũng là phương pháp quan trọng giúp sớm phát hiện dị tật thai nhi như hội chứng Down, Edwads, … Kiểm tra mẹ có bị nhiễm virus Rubella, Cytomegalo, viêm gan B, HIV, xoắn khuẩn gây bệnh giang mai… hay không.

Giá xét nghiệm máu khi mang thai
Giá xét nghiệm máu khi mang thai

2. Giá xét nghiệm máu khi mang thai

Tùy thuộc vào các xét nghiệm máu mà có chi phí khác nhau và tại mỗi cơ sở khám chữa cũng sẽ có mức chi phí khác nhau.

Giá xét nghiệm máu khi mang thai tại bệnh viện phụ sản Hà Nội

– Định lượng Ure máu: 45.000đ

– Định lượng Axit Uric: 45.000đ

– Định lượng Protein toàn phần: 45.000đ

– Định lượng Gluco: 45.000đ

– Định lượng Albumin: 45.000đ

– Điện giải đồ: 60.000đ

– Định lượng cholesterol toàn phần: 45.000đ

– Định lượng Tryglicerid: 45.000đ

– Đo hoạt lượng AST: 45.000đ

– Đo hoạt lượng ALT: 45.000đ

Giá xét nghiệm máu khi mang thai tại bệnh viện Passteur thành phố HCM

– Huyết đồ: 60.000đ

– Đo đường huyết: 25.000đ

– Nhóm máu: 70.000đ

– TS, TP, TCA: 100.000đ

– HIV: 100.000đ

Ngoài ra còn phương pháp xét nghiệm sàng lọc phát hiện dị tật sớm ở thai nhi có chi phí khoảng từ 6 – 12,8 triệu đồng. Đây là phương pháp xét nghiệm sàng lọc không xâm lấn, bác sĩ sẽ lấy khoảng 7 – 10ml máu để làm các xét nghiệm cần thiết vào tuần thai thứ 10 trở đi. Đây được gọi là xét nghiệm NIPT. 

Giá xét nghiệm máu khi mang thai
Giá xét nghiệm máu khi mang thai

3. Những điều cần biết về xét nghiệm máu khi mang thai

Xét nghiệm máu cần làm từ tuần thứ mấy?

Trong 3 tháng đầu tiên khi khám thai mẹ sẽ được yêu cầu làm xét nghiệm máu. Sang đến tuần thai thứ 28 trở đi, khi đăng ký sinh, mẹ sẽ lại được yêu cầu xét nghiệm máu lần nữa. Hoặc khi có các chẩn đoán về bệnh lý thai kỳ, bác sĩ cũng sẽ chỉ định làm loại xét nghiệm này.

Xét nghiệm máu có cần nhịn ăn?

Có cần nhịn ăn trước khi lấy máu xét nghiệm, việc xét nghiệm máu nên làm vào buổi sáng, mẹ bầu cần nhịn ăn vào khung giờ sáng để có kết quả chính xác. 

Xét nghiệm máu cần lấy bao nhiêu máu?

Còn tùy vào loại xét nghiệm mà bác sĩ sẽ lấy đi của mẹ bầu lượng máu bao nhiêu. Có thể khoảng 7  – 15ml. Quá trình lấy máu này sẽ không lâu, chỉ diễn ra trong 1 – 2 phút tính cả thao tác chuẩn bị. Đối với các bác sĩ giỏi, kinh nghiệm cao thì nguy cơ gây đau đớn với bệnh nhân là rất thấp.

Chăm sóc bà bầu sau khi xét nghiệm máu?

Mẹ bầu nên mang theo 1 chút đồ ăn nhẹ, ngay sau khi lấy máu hãy ăn để tránh bị hạ đường huyết, chóng mặt do nhịn ăn và do mất máu. Nếu có dấu hiệu thiếu máu, bác sĩ sẽ cảnh báo mẹ bầu để nhanh chóng bổ sung sắt qua thực phẩm, qua thuốc viên.

Trên đây là những thông tin cần biết về giá xét nghiệm máu khi mang thai cùng cách chăm sóc bà bầu sau khi lấy máu xét nghiệm. Mẹ đừng quên yêu cầu bác sĩ làm đủ các xét nghiệm này trong thai kỳ nhé.

>>> Xem thêm: Có nên chọc ối không? Khi nào thì nên chọc ối?

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây