Mang thai là giai đoạn cơ thể thay đổi lớn về nội tiết tố cùng vóc dáng, đây là điều khiến rất nhiều chị em phụ nữ đau đầu do lo sợ sau sinh khó về lại dáng. Tuy vậy trong suốt thời gian mang thai, nhất là 3 tháng đầu cảm giác đói thường xuyên kéo đến. Bài viết này sẽ lý giải nguyên nhân tại sao bà bầu 3 tháng đầu nhanh đói, có nên ăn uống ngay khi đói hay nên ăn theo thực đơn sẽ tốt cho cơ thể hơn?
1. Nguyên nhân khiến bà bầu 3 tháng đầu nhanh đói?
Đa số phụ nữ mang thai đều nói rằng cảm giác có bầu nhanh đói hơn bình thường, nguyên nhân đến từ 1 số lý do sau:
– Do thay đổi hormone trong cơ thể: việc mang thai ảnh hưởng đến hormone là điều chắc chắn, chính vì nguyên nhân này mà nhiều mẹ khi mang thai luôn có cảm giác thèm ăn, bụng trống rỗng.
– Do ốm nghén: đây cũng là lý do mà nhiều mẹ thấy rằng sau mỗi lần buồn nôn, cảm giác bụng trống rỗng, đói bụng lại ập đến.
– Do uống các loại thuốc, thực phẩm chức năng: giai đoạn mang thai, mẹ bầu cần bổ sung thêm nhiều loại vitamin, khoáng chất dạng nước hoặc dạng viên nén. Những loại dinh dưỡng này không có tác dụng làm no, ngược lại còn làm cho cảm giác đói bụng, cồn cào dạ dày đến nhanh hơn. Đây là lý do vì sao trước hoặc sau uống thuốc, mẹ bầu thường ăn nhẹ để lót dạ.
– Thai nhi lớn lên từng ngày: đây là lý do chủ yếu dẫn đến việc bà bầu nhanh đói, em bé trong bụng mẹ cần rất nhiều dinh dưỡng để hình thành và phát triển cơ thể. Nhất là giai đoạn tam nguyệt cá thứ 2, thứ 3 thì cảm giác muốn ăn lại càng đến nhiều lần hơn trong ngày, mẹ bầu cũng ăn nhiều hơn hẳn giai đoạn trước.
2. Có nên kiểm soát cảm giác thèm ăn liên tục khi mang thai?
Theo các chuyên gia dinh dưỡng, giai đoạn mang thai cần bổ sung nhiều dinh dưỡng qua chế độ ăn hàng ngày, không chỉ trong bữa ăn chính mà còn cả những bữa phụ nữa. Tuy nhiên với 1 số mẹ bầu đang cần kiểm soát cân nặng, kiểm soát đường trong máu thì cần tuân thủ khuyến cáo từ bác sĩ.
Với những bà bầu không cần hạn chế dinh dưỡng thì khi có cảm giác thèm ăn, mẹ có thể nạp ngay thức ăn vào cơ thể mà không cần quá kiểm soát. Tuy nhiên cần đảm bảo chế độ ăn uống khoa học:
– Không bỏ bữa sáng: đây là bữa ăn rất quan trọng, giúp mẹ bầu có đầy đủ năng lượng trong ngày để hoạt động. Việc ăn sáng đầy đủ còn tạo thói quen cho dạ dày làm việc, bỏ bữa sáng lâu dài sẽ dẫn đến dạ dày mất đi lịch sinh hoạt buổi sáng, lâu dần không thể nạp thức ăn vào giờ sớm trong ngày được nữa. Đây cũng là cách giúp các bà bầu nhanh đói hạn chế cảm giác thèm ăn, đói bụng trong buổi sáng.
– Chia nhỏ bữa ăn: nhu cầu dinh dưỡng khi mang thai của phụ nữ có thể cao gấp 1,5 – 3 lần so với phụ nữ thông thường. Chính vì vậy mà 3 bữa ăn chính mỗi ngày sẽ không đủ để cung cấp dinh dưỡng cho mẹ và bé. Mẹ cần chia thêm các bữa phụ trong ngày như bữa phụ lúc 10h sáng, bữa xế hay bữa trước khi đi ngủ. Các chuyên gia dinh dưỡng cũng khuyên bà bầu không nên đợi đến khi có cảm giác đói mới ăn. Chủ động ăn đúng giờ là cách tốt nhất để kiểm soát cảm giác có bầu nhanh đói.
– Nhai kỹ no lâu: ăn chậm, nhai kỹ, no lâu đây là cách mà nhiều mẹ bầu được khuyên nên áp dụng nếu đang trong thời gian kiểm soát dinh dưỡng. Việc nhai kỹ không chỉ giúp cơ thể hấp thụ tốt hơn dinh dưỡng trong thức ăn mà còn tốt cho dạ dày, hệ tiêu hóa.
Đối với những mẹ đang kiểm soát dinh dưỡng, nếu thường xuyên có cảm giác đói bụng, thèm ăn thì có thể áp dụng 1 số phương pháp sau:
– Không dự trữ thức ăn quá nhiều: ngoài việc mang đủ thức ăn theo thời gian biểu trong ngày, mẹ không mang thêm thức ăn đến nơi làm việc, ra ngoài. Trong nhà cũng không dự trữ quá nhiều thức ăn để kiểm soát khẩu phần ăn mỗi ngày của mẹ.
– Ăn nhiều trái cây, rau củ: đây là loại thực phẩm tốt cho cơ thể và được khuyên nên ăn nhiều. Chính vì thế mà khi có cảm giác thèm ăn, hãy ăn trái cây. Không chỉ cung cấp nhiều vitamin, khoáng chất, chất xơ mà trái cây, rau củ còn giúp giảm cảm giác thèm ăn hiệu quả. Mẹ có thể chọn 1 số loại trái cây theo mùa để ăn.
– Lờ đi cảm giác thèm ăn: nếu là người đang trong chế độ kiểm soát dinh dưỡng nghiêm ngặt thì việc chắc chắn cần làm là lờ đi cảm giác thèm ăn. Dù có đói cỡ mấy cũng không thể ăn, không ít mẹ bầu đang trong tình trạng kiểm soát hàm lượng đường, chỉ ăn 1 chút tinh bột cũng có thể phải cắt giảm khẩu phần rất nhiều. Tiểu đường thai kỳ nếu không kiểm soát được có thể gây hại đến thai nhi như dị tật, con sinh ra có nguy cơ hở hàm ếch, chậm phát triển, …
Cảm giác có bầu nhanh đói là điều hết sức bình thường vì mẹ không chỉ ăn cho 1 người mà còn nuôi thêm 1 em bé trong bụng. Em bé của mẹ cũng có nhu cầu dinh dưỡng rất cao nên đòi hỏi mẹ cần phải thêm bữa ăn, thêm khẩu phần ăn mỗi ngày.
Bài viết liên quan
>>> Những điều cần biết khi mang thai lần đầu ?
>>> Phụ nữ mang thai uống lá diếp cá được không ?
>>> Điều chỉnh chế độ ăn uống của bạn để tránh rối loạn tiêu hóa khi mang thai