Tìm hiểu về bệnh tiểu đường thai kỳ – mẹ cần lưu ý những gì để không khổ mình, khổ con

0
969

Ở giai đoạn tam cá nguyệt đầu tiên, trong trường hợp mẹ bầu tăng cân quá nhanh thì có nhiều nguy cơ mắc bệnh tiểu đường. Bất kì bà mẹ nào khi mang thai đều luôn cố gắng để con mình được phát triển trong điều kiện hoàn hảo nhất có thể. Mặc dù vậy, nếu mẹ không may mắc chứng tiểu đường thì việc mang thai sẽ gặp không ít trở ngại. 

Bệnh tiểu đường thai kỳ là gì?

Tiểu đường thai kỳ xảy ra khi nội tiết tố insulin của tụy bị thiếu hay giảm tác động cơ thể con người, hoặc cơ thể không chuyển hoá tốt insulin. Glucose là chất dinh dưỡng thiết yếu có vai trò cung cấp năng lượng cho hoạt động của các tế bào trong cơ thể. Tuy nhiên, lượng đường glucose không thể di chuyển một mình từ mạch máu vào tế bào mà phải cần insulin hỗ trợ trong quá trình vận chuyển. Chúng ta bị bệnh tiểu đường là do có quá nhiều lượng đường vào mạch máu và các biến chứng từ đó phát sinh.

Khi mang thai, nhau tạo ra nội tiết tố đặc biệt để giúp thai nhi lớn và phát triển. Nhưng những nội tiết tố này cũng sẽ gây một số rủi ro đến tính năng hữu ích của insulin của người mẹ. Đây có thể được coi như là “kháng insulin”. Sẽ là điều tốt khi mức insulin và đường huyết cùng đạt chuẩn để duy trì mức độ đường trong máu an toàn. Nhưng trong trường hợp mắc bệnh tiểu đường thai kỳ thì lượng đường máu không còn được insulin kiểm soát, do đó, phải cần hoặc là giảm lượng đường hoặc là tăng lượng insulin hoặc là làm cả hai động tác đó.

Tiểu đường thai kỳ
Tiểu đường thai kỳ

Những triệu chứng của bệnh tiểu đường thai kỳ

Bệnh được phát hiện khi kiểm tra nước tiểu và lượng đường trong máu. Vài phụ nữ có những triệu chứng tương tự như sau khi bị bệnh tiểu đường tuýp 1 hoặc tuýp 2:

– Thường xuyên khát nước. Thức giấc giữa đêm để uống nước thật nhiều.

– Đi tiểu ra nhiều nước và có nhu cầu nhiều lần hơn so với nhu cầu của các phụ nữ mang thai bình thường khác.

– Vùng kín bị nhiễm nấm và không thể làm vệ sinh sạch sẽ bằng các thuốc/kem xức chống khuẩn thông thường.

– Các vết thương, trầy xước hoặc vết đau khó lành.

– Sụt cân nặng và mệt mỏi, thiếu năng lượng và kiệt sức.

Những tác hại của tiểu đường thai kỳ đối với mẹ và bé

Khi mẹ bầu mắc tiểu đường thai kỳ, không kiểm soát tốt lượng đường trong máu sẽ ảnh hưởng tới sức khỏe của sản phụ và thai nhi:

Ảnh hưởng tới sức khỏe của mẹ

– Tăng nguy cơ tiền sản giật- sản giật 4 lần.

– Thai to dễ gây sang chấn lúc sinh như: trật khớp vai, gãy xương đòn,…

– Băng huyết sau sinh.

– Tỉ lệ mổ lấy thai cao hơn và những nguy cơ do phẫu thuật tăng.

– Đa ối.

Ảnh hưởng tới thai nhi

– Gia tăng tỉ lệ dị dạng thai nhi. Mẹ bầu không kiểm soát tốt đường huyết, thai nhi có nguy cơ cao bị các dị tật bẩm sinh. Các dị tật có thể gặp ở hệ tiết niệu, hệ thần kinh và phổ biến nhất là các bị tật tim mạch như thông liên nhĩ, thông liên nhất và đảo chỗ các mạch máu lớn,…

– Thai to hoặc kém phát triển.

– Suy hô hấp cấp do dự trưởng thành của phổi bị ảnh hưởng do insulin tăng cao.

– Rối loạn chuyển hóa như hạ canxi huyết, hạ đường huyết.

– Tỉ lệ tử vong chu sinh tăng gấp 2-5 lần.

Làm thế nào để phòng tránh bệnh tiểu đường thai kỳ ?

Sau đây là những phương pháp giúp hạn chế tối đa nguy cơ bị tiểu đường thai kỳ, mẹ hãy cùng tham khảo nhé:

Điều trị tiểu đường thai kì
Điều trị tiểu đường thai kì
Lập kế hoạch trước khi mang thai

Ngay từ khi bắt đầu có ý định mang thai, chị em phụ nữ cần đi tiêm phòng rubella, điều chỉnh chế độ sinh hoạt và ăn uống hợp lý, khám sức khỏe tiền sinh sản để có thể thụ thai khi cơ thể đang ở tình trạng khỏe mạnh nhất. Đây là cách đơn giản giúp mẹ bầu phòng ngừa không chỉ tiểu đường thai kỳ mà còn nhiều căn bệnh nguy hiểm khác.

Xét nghiệm đường huyết thường xuyên

Thực hiện các xét nghiệm đường huyết ít nhất 3 tháng trước khi có ý định mang thai. Các xét nghiệm này giúp mẹ biết được chỉ số lượng đường trong máu có ổn định, phát hiện sớm và tầm soát những bất thường có thể xảy ra. Cách tự nhiên và hiệu quả nhất để kiểm soát lượng đường trong máu là thông qua ăn uống và luyện tập. Nếu quá bận rộn không thể tập thể dục mỗi ngày, hãy cố gắng vận động khoảng 2 tiếng 30 phút hàng tuần. Trường hợp đã mắc tiểu đường thai kỳ, mẹ bầu sẽ được theo dõi và đo đường huyết định kỳ.

Xây dựng chế độ ăn uống hợp lý

Tâm lý “ăn cho hai người” dường như vẫn còn đè nặng lên phần đông mẹ bầu mang thai ở Việt Nam. Trên thực tế, mẹ bầu chỉ cần bổ sung thêm 300 calo khi mang thai. Chia nhỏ bữa ăn trong ngày, ăn uống đa dạng nhiều thực phẩm, không ăn quá nhiều một lúc là những điều mẹ bầu nên nhớ để phòng tránh tiểu đường thai kỳ.

Luyện tập thể dục thường xuyên

Mang thai không có nghĩa là phải kiêng khem vận động tuyệt đối. Mẹ bầu vẫn có thể tập các bài tập nhẹ nhàng, tập yoga, đi bộ, bơi, đạp xe đạp, tránh những bài tập thể hình hay cường độ cao. Tập luyện giúp cơ thể đổ mồ hôi, từ đó kiểm soát được lượng đường trong máu, tăng lưu thông khí huyết và hỗ trợ sự phát triển của thai nhi trong bụng.

Chọn phương pháp điều trị phù hợp

Khi bị tiểu đường thai kỳ, mẹ bầu sẽ được điều trị bằng liệu pháp insulin nhằm duy trì lượng đường trong máu ở mức ổn định. Điều này cũng đảm bảo em bé tăng cân và phát triển chiều cao đúng chuẩn, giảm thiểu nguy cơ sinh non hay sảy thai.

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây