Có nên chọc ối không? Khi nào thì nên chọc ối?

0
1433

Chọc ối là 1 biện pháp được thực hiện với mục đích sớm phát hiện dị tật. Vậy khi nào thì nên làm xét nghiệm chọc ối? Việc chọc ối có ảnh hưởng đến thai nhi không? Có phải tất cả thai phụ đều phải làm loại xét nghiệm này không?

1. Khi nào cần chọc ối?

Có thể khẳng định không phải tất cả thai phụ đều phải làm xét nghiệm chọc ối. Phương pháp này chỉ được làm trên 1 số phụ nữ mang thai có nguy cơ cao về dị tật do rối loạn di truyền. Nếu được chỉ định phải chọc ối, phương pháp này thường được thực hiện vào tuần thứ 15 – 18 thai kỳ với một số trường hợp:

– Phụ nữ mang thai trên 35 tuổi

Các xét nghiệm triple test và combined test cho thấy nguy cơ cao

– Kết quả xét nghiệm sàng lọc không xâm lấn (NIPT) có nguy cơ cao.

Bố, mẹ hoặc người thân có mang một số rối loạn di truyền

– Độ mờ da gáy dày

– Phụ nữ từng sinh con có dị tật bẩm sinh liên quan đến di truyền hoặc rối loạn bộ nhiễm sắc thể

– Khi siêu âm thai phát hiện dị tật như sứt môi, hở hàm ếch, dị tật tim, bất thường cấu trúc cơ quan, dãn não thất, …

Chọc ối có ảnh hưởng đến thai nhi không
Chọc ối có ảnh hưởng đến thai nhi không

Nhờ có phương pháp này mà bác sĩ sớm đưa ra các chẩn đoán về trường hợp mang thai có dị tật như hội chứng Down, bệnh lý về máu, nhược cơ, xơ hóa nang, hội chứng Tay-Sachs và các bệnh lý tương tự khác để đưa ra quyết định có nên chấm dứt thai kỳ hay không.

2. Chọc ối có ảnh hưởng đến thai nhi không? Có đau không?

Chọc ối có ảnh hưởng đến thai nhi không?

Đây là phương pháp tiên tiến sử dụng trong khám sàng lọc trước sinh, phương pháp này rất an toàn, tỉ lệ rủi ro khoảng 1% xác suất có thể dẫn đến sảy thai. Tuy nhiên tình huống này cũng rất hiếm gặp nên mẹ có thể an tâm, tìm địa chỉ khám thai uy tín để thực hiện thì sẽ không ảnh hưởng gì đến thai nhi cả.

Chọc ối có đau không?

Việc này thường mất khoảng 20 – 30 phút để thực hiện, trước khi tiến hành, bác sĩ sẽ siêu âm để đo kích thước và kiểm tra giải phẫu cơ bản của thai nhi, cũng như xác định túi nước ối đánh giá khoảng cách an toàn của em bé và nhau thai. Mẹ bầu nằm trên bàn khám và bụng sẽ được sát khuẩn bằng dung dịch cồn iốt để giảm thiểu nguy cơ nhiễm trùng.

Sau đó bác sĩ sẽ dùng 1 đầu kim dài, rỗng, qua thành bụng vào trong túi ối xung quanh thai để hút 1 lượng khoảng 15 – 20ml. Quá trình chọc rút nước ối có thể thực hiện trong 30 giây với bác sĩ giàu kinh nghiệm. Cảm giác đau đớn cũng tùy thuộc vào tay nghề bác sĩ, mẹ có thể cảm thấy đau quặn hay chỉ là 1 cơn đau nhanh như tiêm bình thường. 

Lượng nước ối được rút ra sẽ tiếp tục được tái tạo, bổ sung để đảm bảo không thiếu nước ối. Trước khi làm chọc ối, mẹ bầu cũng có thể đề nghị được làm gây tê để tránh đau đớn. Tuy nhiên đây chỉ là 1 kỹ thuật đơn giản, không quá gây đau nên khuyên mẹ không cần thiết phải gây tê. Sau khi chọc ối, bác sĩ cũng sẽ kiểm tra nhịp tim thai qua hình ảnh trên màn hình siêu âm thai.

Chọc ối có ảnh hưởng đến thai nhi không
Chọc ối có ảnh hưởng đến thai nhi không

3. Sau khi chọc ối cần làm gì?

Lượng nước ối lấy ra sẽ được đưa đi làm xét nghiệm, mẹ bầu sau khi chọc ối cần nằm lại bệnh viện khoảng 20 phút, bác sĩ theo dõi tình trạng sức khỏe, nếu ổn định sẽ được xuất viện về chờ kết quả. 

Nếu có cảm giác đau vì chọc ối thì cũng sẽ không đau quá vài giờ nên trong ngày đầu tiên, mẹ bầu chỉ cần tránh mang vác vật nặng, không quan hệ tình dục. Sau 1 ngày thì mọi hoạt động có thể diễn ra bình thường.

Chọc ối xong bao lâu có kết quả? Chắc chắn là sẽ không có kết quả ngay trong ngày lấy mẫu. Thời gian có kết quả còn phụ thuộc vào độ phức tạp của xét nghiệm, thông thường chọc ối sau 2 tuần sẽ có kết quả. Một số trường hợp lâu hơn thì mất khoảng 3 tuần.

>>> Xem thêm: Chăm sóc bà mẹ và trẻ sơ sinh 6 tuần đầu sau sinh như thế nào?

Lúc này bác sĩ sẽ hướng dẫn mẹ bầu cách chăm sóc sức khỏe, chăm sóc thai nhi theo kết quả trả về. Có 1 số bệnh, bác sĩ có thể tiến hành điều trị ngay trong thai kỳ. Trường hợp xấu nhất, có thể bác sĩ sẽ thông báo chấm dứt thai kỳ. 

Với phương pháp xét nghiệm có chọc ối sẽ giúp phát hiện sớm dấu hiệu dị tật ở thai nhi, mẹ nên lựa chọn những cơ sở y khoa uy tín để tiến hành làm xét nghiệm. Vừa đảm bảo an toàn cho bào thai, vừa đảm bảo sức khỏe cho người mẹ cũng như có được kết quả chính xác nhất.

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây