Bà bầu huyết áp 130/ 80 có cao không? Mang thai an toàn

0
1663

Huyết áp cao khi mang thai không những khiến mẹ dễ sinh non mà còn có thể gây nguy hiểm đến tính mạng của cả mẹ và bé. Tuy nhiên nhiều người cho rằng khi mang thai huyết áp sẽ cao hơn bình thường. Vậy huyết áp khi mang thai như thế nào là bình thường? Bà bầu huyết áp 130/ 80 có cao không? 

Bà bầu huyết áp 130/ 80 có cao không?

Tăng huyết áp khi mang thai là tình trạng rất phổ biến, đặc biệt là vào nửa sau của thai kỳ. Tăng huyết áp thai kỳ có thể khỏi sau khi mẹ sinh em bé, tuy nhiên đây cũng là nguyên nhân khiến mẹ dễ mắc bệnh huyết áp cao về sau. Huyết áp thông thường được xác định như sau:

  • Huyết áp bình thường: Dưới 120/80 mmHg
  • Huyết áp bình thường cao: Trong khoảng 120 – 129/ 80 mmHg
  • Tăng huyết áp độ 1: Trong khoảng 130 – 139/ 80 – 89 mmHg
  • Tăng huyết áp độ 2: Trên 140/ 90 mmHg trở lên

Đối với bà bầu, huyết áp dưới 140/90 mmHg được xem là bình thường. Do đó nếu huyết áp của mẹ bầu ở khoảng 130/ 80 mmHg không được coi là cao. Bởi nếu huyết áp quá thấp cũng sẽ gây ảnh hưởng xấu đến mẹ và thai nhi.

ba-bau-huyet-ap-130-80-co-cao-khong
Bà bầu huyết áp 130/ 80 có cao không?

Trong trường hợp huyết áp tăng quá cao ngoài ngưỡng cho phép thì có thể kéo theo nhiều triệu chứng và biến chứng nguy hiểm. Vì vậy, mẹ nên thường xuyên theo dõi huyết áp để điều trị kịp thời.

Cao huyết áp thai kỳ có nguy hiểm không?

Cao huyết áp khi mang thai thường xuất hiện khi thai nhi được ngoài 20 tuần tuổi. Bệnh lý này có thể gây ra nhiều vấn đề, đặc biệt có thể nguy hiểm đến tính mạng mẹ và bé.

  • Đối với mẹ: huyết áp cao sẽ gây những tác động tiêu cực đến hệ tim mạch dẫn đến tình trạng sản giật – tiền sản giật, nguy cơ tử vong khá cao. Bên cạnh đó, bị tăng huyết áp cũng có thể dẫn đến suy tim, chức năng thận giảm, cản trở khả năng lọc và đào thải độc tố,… Biến chứng của chúng có thể gây ra chảy máu não, máu khó đông, giảm tiểu cầu, suy đa tạng ở mẹ bầu.
  • Đối với bé: Huyết áp tăng quá mức ở mẹ có thể ảnh hưởng trực tiếp đến thai nhi, nguy hiểm nhất đó là tình trạng thai chết lưu trong tử cung. Ngoài ra còn có thể khiến thai bị ngạt thở, sinh non thiếu tháng, nhẹ cân…

Biểu hiện của bệnh cao huyết áp trong thai kỳ

Một số biểu hiện mẹ có thể theo dõi để nhận biết bệnh cao huyết áp thai kỳ:

  • Phù: đây là triệu chứng sớm nhất khi mẹ bầu mắc cao huyết áp trong thai kỳ. Thai phụ sẽ bị phù toàn thân, vùng da mềm, ấn lõm, nghỉ ngơi không hết.
  • Tăng cân nhanh: cơ thể bị phù do thể tích dịch cơ thể tăng lên, chức năng thận giảm nên không thể đào thải chất thải ra ngoài,  thai chèn ép gây ứ trệ tuần hoàn. tất cả những nguyên nhân này đều khiến mẹ bầu tăng cân nhanh chóng
  • Tiền sản giật: khi huyết áp > 140/90 mmHg kèm theo đó là một số biểu hiện như đau đầu dai dẳng, đạm trong nước tiểu và sưng ở tay và mặt thì được gọi là tiền sản giật
  • Tiền sản giật nặng: khi huyết áp > 160/110 mmHg, hoa mắt chóng mặt,đau thượng vị, men gan tăng, suy thận và lượng đạm trong nước tiểu tăng cao. Lúc này, thai phụ cần được đưa đi cấp cứu ngay để đảm bảo tính mạng của hai mẹ con.
ba-bau-huyet-ap-130-80-co-cao-khong
Biểu hiện của bà bầu bị huyết áp cao là gì?

Cách giảm huyết áp cao cho bà bầu

Huyết áp cao là bệnh lý vô cùng nguy hiểm khi mang thai. Dưới đây là cách giảm huyết áp tự nhiên mà mẹ bầu có thể áp dụng.

Theo dõi lượng muối 

Cắt giảm lượng muối là một trong những cách giảm huyết áp hiệu quả. Đồng thời phương pháp này còn giúp ngăn ngừa huyết áp tăng. Để kiểm soát lượng muối, tránh nguy cơ tăng huyết áp, mẹ bầu cần:

  • Không thêm muối vào thức ăn
  • Sử dụng gia vị thảo mộc để tăng hương vị cho món ăn
  • Không sử dụng các loại thức ăn nhanh và đồ uống thể thao chứa nhiều natri
  • Tránh ăn thực phẩm đóng hộp.

Tập thở có kiểm soát

Hít thở sâu là một kỹ thuật thư giãn giúp giảm căng thẳng và ổn định huyết áp hiệu quả. Tập thở chậm giúp cải thiện độ nhạy baroreflex động mạch, hỗ trợ kiểm soát tăng huyết áp hiệu quả. Hơn nữa, hít thở sâu cũng giúp máu được oxy hóa tốt hơn, cung cấp năng lượng cho các cơ quan và cơ thể tốt hơn.

  • Nằm nghiêng người sang một bên ở tư thế thoải mái.
  • Đặt một tay lên ngực ở vị trí bên dưới lồng xương sườn.
  • Hít thật sâu vào bằng mũi và từ từ thở ra bằng miệng trong vòng 5 giây và gồng cơ bụng.
  • Lặp lại 10 lần và hãy nhớ s làm thật chậm, đều đặn.

Tập luyện thường xuyên bài tập này trong khoảng 2- 3 lần/ ngày, sẽ giúp mẹ bầu kiểm soát huyết áp hiệu quả.

Thường xuyên đi bộ

Phụ nữ ít vận động có nguy cơ mắc bệnh cao huyết áp nhiều hơn phụ nữ thường xuyên vận động. Một trong những bài tập tốt cho sức khỏe của phụ nữ khi mang thai đó là đi bộ. Tập luyện thường xuyên, đều đặn giúp giảm huyết áp tâm trương ở phụ nữ mang thai có nguy cơ bị rối loạn tăng huyết áp. 

Không những vậy bài tập này còn vô cùng an toàn trong suốt 9 tháng thai kỳ. Mẹ bầu có thể bắt đầu với bài tập đi chậm trong khoảng 30- 45 phút sau đó tăng dần tốc độ lên. 

ba-bau-huyet-ap-130-80-co-cao-khong
Cách giảm huyết áp cao cho bà bầu

Ăn thực phẩm giàu magie

Theo một nghiên cứu công bố  trên Obstetrics & Gynecology, ăn thực phẩm giàu magie giúp kiểm soát tăng huyết áp khi mang thai. Bên cạnh đó, khoáng chất này còn giúp ngăn ngừa tình trạng tử cung sinh non và hỗ trợ sự phát triển xương cho bé.

Để tăng cường magie mẹ nên bổ sung thêm các thực phẩm chứa khoáng chất này vào thực đơn mỗi ngày. các loại thực phẩm giàu magie mẹ có thể tham khảo như  hạnh nhân, bơ, chuối, hạt điều, sữa chua, ngũ cốc nguyên hạt, đậu phụ và rau lá xanh.

Tập yoga trước khi sinh

Các bài tập yoga dành cho phụ nữ mang thai luôn được khuyến khích bởi mang đến nhiều lợi ích. Đặc biệt, bộ môn này cũng giúp kiểm soát huyết áp thai kỳ rất hiệu quả bởi bộ môn này giúp giảm căng thẳng bất kể bạn có thai hay không. Căng thẳng khi mang thai có thể làm tăng khả năng sinh non, nhẹ cân và ảnh hưởng đến sự phát triển của bé sau này. 

Bên cạnh đó, tập yoga còn rất có lợi cho việc cải thiện giấc ngủ; tăng sức mạnh, tính linh hoạt của cơ bắp và giảm đau lưng dưới. Phụ nữ mang thai nên tham gia các lớp yoga để giảm lo âu cũng như kiểm soát huyết áp hiệu quả hơn.

Những thông tin trên đã giúp mẹ phần nào giải đáp thắc mắc bà bầu huyết áp 130/ 80 có cao không. Hy vọng với những chia sẻ trên mẹ sẽ có thể yên tâm dưỡng thai kết hợp theo chỉ dẫn của bác sĩ để đảm bảo sức khỏe cho cả mẹ và thai nhi.

Bài viết liên quan

>>> Chế độ ăn cho bà bầu huyết áp cao cần tránh những gì?

>>> Bà bầu mắc tiểu đường thai kỳ nên tránh gì?

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây