Muốn sinh con thông minh, giỏi giang hãy học chế độ ăn của mẹ bầu Nhật

0
1424

Sinh con thông minh, khỏe mạnh là điều mà các bậc cha mẹ ai cũng mong muốn. Theo khoa học chứng minh, trí tuệ của trẻ được hình thành ngay trong thời gian mang thai của người mẹ. Một chế độ ăn uống cân bằng dinh dưỡng không chỉ đảm bảo nhu cầu phát triển cân nặng mà còn giúp bé hình thành trí tuệ từ rất sớm. Hãy cùng học hỏi chế độ ăn của mẹ bầu Nhật trong thời kỳ 9 tháng mang thai để sinh con cực thông minh, giỏi giang.

1. Ba mẹ ở độ tuổi nào sinh con thông minh nhất?

Ba mẹ ở tuổi nào sinh con thông mình nhất
Ba mẹ ở tuổi nào sinh con thông mình nhất

– Độ tuổi sinh con lý tưởng của đàn ông: theo nghiên cứu từ các nhà khoa học Pháp cho thấy, những đứa trẻ được sinh ra trong giai đoạn người cha ở độ tuổi từ 30 – 35 luôn ưu tú, vượt trội hơn trẻ khác. Giai đoạn này chất lượng tinh trùng của người đàn ông là tốt nhất. Đứa trẻ sinh ra mang nặng yếu tố di truyền từ cha mẹ nên tinh trùng người cha khỏe mạnh cũng là tiền đề để sinh ra những đứa bé khỏe mạnh, thông minh.

– Độ tuổi sinh con thông minh lý tưởng của phụ nữ: là trong giai đoạn từ 23 – 30 tuổi. Giai đoạn này sức khỏe và cơ thể người phụ nữ cũng tốt nhất, đặc biệt là chất lượng trứng ít gặp nguy cơ đột biến. Sau tuổi 30, ở phụ nữ bắt đầu suy giảm nhẹ về khả năng thụ thai. Đến tuổi 35, buồng trứng của phụ nữ có dấu hiệu suy giảm nhanh về số lượng. Tuổi 40 trở đi khả năng mang thai tự nhiên của phụ nữ là rất thấp và việc sinh con cũng trở nên khó khăn. Con sinh ra có khả năng mắc nhiều bệnh hơn so với giai đoạn lý tưởng 23 – 30 tuổi.

Với độ tuổi cha mẹ, việc sinh con là hợp lý, không chỉ có sức khỏe tốt mà còn có nền tảng kinh tế vững chắc cùng kinh nghiệm sống đủ để chăm sóc cho em bé.

2. Thực phẩm tốt cho trí não của thai nhi: khi nào cần bổ sung?

Việc hình thành và phát triển cơ thể của 1 đứa trẻ trong bụng mẹ kéo dài khoảng 9 tháng hơn. Với mỗi giai đoạn, cơ thể bé cần hàm lượng dinh dưỡng khác nhau để cấu thành lên các bộ phân. Từ những tuần đầu tiên, trí não của trẻ đã bắt đầu hình thành nhưng đến giai đoạn 3 tháng cuối thai kỳ mới là thời điểm đạt tốc độ phát triển tối đa. Có những bé có thể đạt đến 25% trọng lượng não bộ của người lớn.

Vậy nên việc bổ sung dinh dưỡng để sinh con thông mình khỏe mạnh cần thực hiện ngay từ đầu thai kỳ hay thậm chí ngay khi cha mẹ có ý định mang thai và từ tháng thứ 7 trở đi, mẹ bầu nên tăng cường bổ sung thêm chất béo. Đây là thành phần quan trọng nhất để hình thành lên các tế bào thần kinh.

3. Tham khảo chế độ ăn của mẹ bầu Nhật để con thông minh

Nhật Bản luôn là đất nước hàng đầu để cha mẹ Việt học hỏi từ việc chăm sóc và nuôi dạy trẻ nhỏ với chế độ ăn cân bằng và phương pháp giáo dục cực kỳ khoa học. Giai đoạn mang bầu cũng vậy, người mẹ cũng sẽ có 1 chế độ ăn và rèn luyện sức khỏe cực kỳ nghiêm ngặt.

bo-sung-axit-folic-cho-ba-bau
Bổ sung axit folic cho bà bầu

>>> Chế độ dinh dưỡng cho mẹ bầu khi mang thai

Các chất cần đặc biệt bổ sung

– Axit folic: là loại vitamin B cực kỳ cần thiết phải bổ sung ngay trong giai đoạn đầu thai kỳ. Nếu thiếu chất này, thai nhi có thể khiếm khuyết ở não và hệ thần kinh. Đối với phu nữ mang thai, mỗi ngày cần nạp đủ 480mg axit folic; với phụ nữ chuẩn bị mang thai, mỗi ngày cần bổ sung 400mg trong 3 tháng trước thụ thai.

– Sắt: bổ sung sắt để ngăn ngừa việc thiếu máu, tránh tình trạng mẹ bầu bị mệt mỏi, hay đau đầu, chóng mặt, khó sinh và đặc biệt là làm chậm quá trình của mẹ sau sinh. Giai đoạn 3 tháng giữa và 3 tháng cuối thai kỳ, cần bổ sung 20mg sắt mỗi ngày

– Canxi: Mỗi ngày mẹ bầu cần bổ sung 650mg canxi bằng việc ăn các loại thực phẩm: sữa tươi, sữa chua, cá trứng, tôm khô, rau cải xanh, đậu phụ, củ cải, …

– Các loại vitamin và khoảng chất: ngoài axit folic, mẹ bầu cần bổ sung thêm các loại vitamin và khoáng chất khác, đặc biệt là vitamin C (có nhiều trong súp lơ, rau chân vịt, bắp cải, cam, quýt, …), vitamin B1, B6, B12 (nhóm B có nhiều trong gan động vật, sò, hàu, cá, …)

Khẩu phần ăn trong giai đoạn mang thai của mẹ bầu Nhật
Khẩu phần ăn trong giai đoạn mang thai của mẹ bầu Nhật

Khẩu phần ăn

 Ưu tiên nước rồi đến các loại ngũ cốc, rau, protein, sữa và trái cây. Các chuyên gia dinh dưỡng chia chế độ ăn theo từng giai đoạn mang thai và lượng calo cần được bổ sung tương ứng. Với cơ thể người bình thường, mỗi ngày cần nạp 2000 calo nhưng bước vào giai đoạn bầu bí, người mẹ cần bổ sung thêm.

– Giai đoạn 3 tháng đầu: mỗi ngày cần nạp thêm 50 calo

– Giai đoạn 4 – 6 tháng: mỗi ngày cần nạp thêm 250 calo

– Giai đoạn 3 tháng cuối: mỗi ngày cần nạp thêm 450 calo

– Giai đoạn cho con bú: mỗi ngày cần nạp thêm 350 calo

Ở mang thai mỗi ngày phụ nữ cần ăn 1 lượng thức ăn như sau:

Giai đoạn 3 tháng đầu tiên:

  • 5 – 7 phần tinh bột: 1 phần tinh bột tương đương với 1 bát cơm 150g (gạo nếp là khoảng 105g) hoặc 1 lát bánh mì gối hoặc 225g mỳ hoặc 60g ngũ cốc
  • 5 – 6 phần rau củ: 1 phần rau củ tương đương với 150g các loại rau củ có màu xanh, vàng (rau cải, cà rốt, bí đỏ, đậu đũa, bông cải xanh, …) + 200g trở lên các loại nấm và rau khác
  • 3 – 5 phần đạm: 1 phần đạm tương đương với 40g thịt gà; 60g cá tươi; 90g hải sản; 30g thịt bò; 70g thịt lợn; 60 – 70g gan động vật; 1 quả trứng gà hoặc 100g đậu phụ
  • 2 phần sản phẩm từ sữa: 1 phần tương đương với 120ml sữa tươi; 100g sữa chua hoặc 2 lát mỏng phomai
  • 2 phần trái cây: 1 phần tương đương với 1 trái quýt; 1 quả kiwi; 100g táo hoặc các loại trái cây khác
  • Uống đủ nước

Giai đoạn 3 tháng tiếp theo: chế độ ăn như 3 tháng đầu nhưng bổ sung thêm 1 phần rau củ; 1 phần đạm và 1 phần trái cây.

Giai đoạn 3 tháng cuối và khi cho con bú: chế độ ăn như 3 tháng đầu và thêm 1 phần cho tất cả các nhóm thực phẩm: tinh bột; rau củ; đạm; thực phẩm từ sữa và trái cây.

Lưu ý với nhóm gia vị: muối không nạp quá 7gr/ngày; dầu/mỡ không quá 2 thìa canh/ngày và đường không quá 10gr/ngày.

Kiểm soát cân nặng

Chế độ ăn của mẹ bầu Nhật Bản rất khoa học và đúng liều lượng để đảm bảo cung cấp đủ dinh dưỡng cho mẹ và bé nhưng không vượt quá chuẩn cân nặng. Kiểm soát trọng lượng cơ thể được các bác sĩ dinh dưỡng kiểm soát rất nghiêm ngặt.

– Đối với người có chỉ số BMI bình thường (từ 18,5 – 25): được phép tăng 7 – 12kg

– Chỉ số BMI thấp (dưới 18,5): cần tăng thêm khoảng 12 – 13kg

– Chỉ số BMI cao (trên 25): sẽ có chế độ ăn nghiêm ngặt để quản lý cân nặng của người mẹ

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây