Trẻ ăn dặm nên ăn bao nhiêu lạng thịt 1 ngày ?

0
8250

Khi bé ở giai đoạn bảy tháng trở lên, mẹ lưu ý nên bổ sung các loại thịt vào những bữa ăn dặm. Nhưng, làm sao để cơ thể bé có thể hấp thụ các loại thịt một cách tốt nhất thì mẹ cũng cần lưu ý. Từ sau 6 tháng tuổi, do nhu cầu năng lượng của trẻ tăng cao và sữa mẹ chỉ đủ cung cấp khoảng 450kcal/ngày, nên ăn dặm là vô cùng cần thiết. Thêm vào đó, sau 6 tháng tuổi, lượng sắt dự trữ trong cơ thể trẻ để phòng chống bệnh tật cũng không còn và cần thức ăn bổ sung giúp cung cấp lượng cần thiết. Theo nghiên cứu, các chất dinh dưỡng như protein, chất xơ và chất béo lành mạnh đều cần phối hợp với nhau để cung cấp năng lượng cần thiết cho con.

Trong đó, một loại thực phẩm cần thiết để bổ sung cho con là các loại thịt. Thịt giàu đạm, sắt và là thức ăn không thể thiếu trong bữa ăn dặm của con. Khi con đã hơn 7 tháng, mẹ hãy cho con ăn thịt nhưng cũng cần lưu ý những quy tắc sau.

Trẻ ăn dặm nên ăn bao nhiêu lạng thịt 1 ngày
Trẻ ăn dặm nên ăn bao nhiêu lạng thịt 1 ngày

Khi nào nên cho trẻ ăn thịt ?

Không nên cho con ăn thịt cho đến khi bé ăn đã quen với các loại thực phẩm mềm khác để ngăn ngừa trẻ nghẹn khi ăn. Nên tập cho các con ăn thịt đầu tiên với 1-2 thìa đã được xay nhuyễn. Nếu lúc đầu bé từ chối dùng thịt, mẹ hãy kiên nhẫn thêm một vài tuần rồi sau đó thử lại một lần nữa.

Mẹ hãy bắt đầu tạo thói quen ăn thịt cho bé bằng cách bổ sung các loại thịt đỏ hoặc gan động vật vì những loại này chứa rất nhiều sắt. Nếu như thịt heo có thể cho bé ăn dặm khi được 6 tháng thì mẹ có thể đợi đến khi con 7 tháng mới nên cho con ăn thịt bò.

Đối với thịt gà cũng vậy, thực phẩm này chứa rất nhiều protein nên những bé 7-8 tháng tuổi trở lên khi hệ tiêu hóa của bé đã hoàn thiện hơn mới nên cho con ăn. Khi mẹ cho con ăn thịt bò và gà quá sớm sẽ khiến bé bị đầy hơi, chướng bụng và khó hấp thu hết protein trong đó sẽ dẫn đến mắc một số các bệnh đường ruột.

Cách tính lượng đạm cho bé
Cách tính lượng đạm cho bé

Lượng thịt nên ăn bao nhiêu là đủ – Trẻ ăn dặm nên ăn bao nhiêu lạng thịt 1 ngày

Khi bé mới bắt đầu ăn dặm, mẹ hãy xay nhuyễn thịt và nấu dưới dạng bột. Đợi đến khi trẻ được 9 tháng tuổi thì mẹ có thể viên thịt thành những viên nhỏ cho trẻ ăn.

Giai đoạn bé được 6-9 tháng tuổi, mẹ hãy cho bé ăn 30 gram thịt mỗi ngày. Khi bé được 10-12 tháng tuổi, bé có thể cho bé ăn 50 gram thịt mỗi ngày. Thời điểm này, bé cũng đã có thể nhai nên mẹ có thể viên hoặc thái mỏng để tập phản xạ nhai nuốt cho con.

Khi bé được 1 tuổi trở lên, mẹ nên tăng cường lượng thịt trong mỗi bữa ăn của bé như mỗi ngày có thể bổ sung 75 gram thịt, thêm cá và trứng để có đủ đạm cho bé.

Mặc dù đây là thực phẩm dinh dưỡng thiết yếu cho sự phát triển cơ thể của bé nhưng mẹ cũng không nên lạm dụng cho bé ăn quá nhiều thịt vì bổ sung quá nhiều một chất sẽ dẫn đến mất cân bằng dinh dưỡng. Thêm vào đó, các loại thịt đỏ như thịt heo và thịt bò đều chứa nhiều axit béo bão hòa, ăn nhiều nguy cơ mắc bệnh mãn tính cao và làm cho quá trình trao đổi chất quá nhanh gây tác hại không nhỏ.

Vì vậy, mẹ nên kết hợp thịt với các loại củ quả và rau xanh để có thể cân bằng các dưỡng chất trong cơ thể thì con mới phát triển được toàn diện.

Lượng ăn dặm cho bé
Lượng ăn dặm cho bé

Kinh nghiệm khi mẹ chế biến thịt cho bé

Vì bé đang trong độ tuổi ăn dặm nên cách chế biến khá đơn giản. Đối với thịt heo, mẹ chỉ cần lọc bỏ gân và mỡ sau đó băm nhỏ hoặc xay nhuyễn cho con là được. Với thịt gà mẹ nên lấy phần thịt nạc ở ức và sau đó luộc qua rồi mới xay hoặc băm cho con ăn.

Riêng đối với thịt bò, rất giàu protein nên mẹ có thể kiểm tra phản ứng cơ thể của bé để xem có bị dị ứng hay không bằng cách ăn ít rồi sau đó mới tăng dần. Khi trẻ đã qua độ tuổi ăn dặm, mẹ nên chế biến các món thịt khác nhau để tránh cho con bị ngán.

Hơn nữa, mẹ cũng cần chú ý không cho con ăn hoàn toàn thịt nạc vì chất béo cũng rất cần thiết cho cơ thể của trẻ. Tốt nhất, mẹ nên bổ sung một lượng mỡ thích hợp, không cần quá nhiều mà chỉ cần bằng ¼ lượng nạc là vừa đủ để tránh nguy cơ con bị béo phì.

Đối với những trẻ mới ăn dặm thì xay nhuyễn và nấu cháo là tốt nhất cho dạ dày của bé. Nhưng, với những trẻ lớn hơn thì mẹ có thể thay đổi bằng cách xào thịt, vừa giữ được dinh dưỡng vừa hạn chế mùi tanh và tăng thêm hương vị cho bé yêu.

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây